HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP

Never Give Up
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Anh hùng hào kiệt

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Anh hùng hào kiệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Anh hùng hào kiệt   Anh hùng hào kiệt Icon_minitimeSun Apr 22, 2007 1:31 pm

Truyện ngắn, truyền thuyết, giai thoại anh hùng hào kiệt Nhật Bản ©


1. Mugai Ryu no Tsuji Gettan

http://blog.360.yahoo.com/blog-5A3xcK0_cra2XJz0oQI7vxQ4Ne_1QA--?cq=1&p=122

2. Sekiguchi Ryu Iai jutsu

http://blog.360.yahoo.com/blog-5A3xcK0_cra2XJz0oQI7vxQ4Ne_1QA--?cq=1&p=54

Sekiguchi là một trong những phái nhu thuật cổ nhất Nhật Bản và đã đặt nền móng cho sự phát triển của nhu thuật ở đất nước này. Sekiguchi không chỉ nổi tiếng với nhu thuật mà còn thành danh với thuật rút kiếm cực nhanh, Iai jutsu.
Khai tổ của phái này là Sekiguchi Yorokuuemon Ujimune hay còn gọi là Sekiguchi Jushin. Jushin thuộc tộc Imagawa và dì ông ta được gã cho Tướng Quân Tokugawa Ieyasu. Vì vậy mà họ Sekiguchi có quan hệ mật thiết với nhà Tokugawa và sau này trở thành Nhu Thuật Chỉ Nam cho Tokugawa Yorinobu vùng Kishu. Khi Oda Nobunaga diệt họ Imagawa thì Jushin lang bạt kỳ hồ tu hành võ nghệ, phát triển nên phái nhu thuật Sekiguchi cùng với con trai là Hachiro Zaemon Ujinari.
Có một giai thoại như thế này về Sekiguchi Jushin: một hôm khi đang đi qua chiếc cầu trong sân của chúa Kishu, Jushin bị chúa dồn về một bên cầu với ý định thử tài nghệ Jushin. Đến khi gần ngã xuống nước thì Jushin trượt qua phía bên kia cầu và chộp lấy chúa Kishu đang luống cuống mất thăng bằng và sắp ngã, nói: Ngài hãy cẩn thận hơn. Chúa Kishu cố tình chọc ghẹo Jushin hóa ra mình lại bị trêu nên thẹn lắm. Sau đó một thời gian thì một gia thần khác của chúa chê cười Jushin vì đã kéo chúa lại. Nếu chúa là kẻ địch thì sẽ có đủ thời gian giết chết Jushin. Nhưng Jushin đáp rằng mình cũng có ý nghĩ tương tự, nên dù là phạm thượng nhưng khi nắm chúa lại, mình đã thủ sẵn một lưỡi dao nhỏ trong tay áo, nếu chúa là địch thủ thì sẽ đâm liền.
Phái Sekigu
chi không chỉ phổ biến ở vùng Kishu mà còn lan rộng ra khắp Nhật Bản và có nhiều ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của nhiều môn phái khác. Tướng Quân Tokugawa qua nhiều đời cũng rất chuộng phái Sekiguchi này.



(Trích Koudan "Miyamoto Musashi" )


Được sửa bởi ngày Sun Apr 22, 2007 1:37 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Anh hùng hào kiệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng hào kiệt   Anh hùng hào kiệt Icon_minitimeSun Apr 22, 2007 1:33 pm

Tsukahara Bokuden

Năm sinh và năm mất của bậc cao nhân này không ai biết rõ nhưng theo một thuyết thì Bokuden sinh năm thứ nhất niên hiệu Entoku (1489) và mất năm Genki thứ hai ( 1571).
Bokuden là con trai một viên tư tế của đền thờ Kashima ở Kashima xứ Hitachi được đặt tên là Shin Emon, Tosanokami hay Tosa Nyudo. Sau được nhận làm con nuôi nhà Tsukahara nên lấy họ Tsukahara và tên là Takamoto.
Bokuden theo học kiếm thuật của phái Kashima (còn gọi là Kashima Chuko) với cha ruột và được dưỡng phụ truyền dạy kiếm pháp của phái Tenshin Shoden Katori Shintoryu, sau lại được Matsumoto Bizen Nokami truyền thụ cho kiếm pháp "Hito no Tachi" mà tinh túy là chiến thắng đối thủ chỉ với một chiêu kiếm. Cũng có thuyết nói Bokuden tự hội đắc "Hito no Tachi" mà không học ai. Sau này Bokuden đi lang thang khắp nước Nhật, tu hành võ nghệ, rèn luyện kiếm pháp và có đến học kiếm chỗ Kiếm Thánh KamiIzumi Isenokami Nobutsuna và có quan hệ mật thiết với các danh tướng đương thời như Takeda Shingen, Kitabatake Tomonori. Bản thân Bokuden cũng được người đời xưng tụng là Kiếm Thánh với 39 lần đối đầu mà không hề thua trận nào, trong đó có 19 lần quyết đấu bằng kiếm thật. Bokuden được sinh ra ở vùng Kashima được coi là đất của võ nghệ lúc đương thời, và đây cũng là nơi thờ phụng thần võ Takemikazuchi nên kiếm sĩ các vùng khác thường kéo về đây. Bokuden là người thuộc dòng quý tộc nên trên đường đi có nhiều người theo hầu và kéo theo rất nhiều môn đệ. Phần lớn môn đệ của ông sau đều là những người thành danh hay là khai tổ của nhiều môn phái khác như Morooka Tsunenari. Sau này Bokuden lập ra phái kiếm Kashima Shintoryu và có một thời gian ông gọi tên môn phái của mình là Mute Katsu Ryu, nghĩa là môn phái dùng tay không vẫn chiến thắng.
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền một giai thoại như thế này. Một hôm trên hồ Biwa, có kiếm sĩ giang hồ nói chuyện với Bokuden và khi được hỏi về môn phái thì Bokuden bảo : Mute Katsu Ryu. Người kia bật cười và thách thức Bokuden đánh bại được hắn mà chỉ dùng tay không. Bokuden chấp nhận rồi nói vì chung quanh có nhiều người tập trung nên không tiện nên chuyển địa điểm quyết đấu ra giữa hồ. Người kia đồng ý và khi vừa mới đặt chân lên thuyền thì Bokuden cắt dây, đẩy ra giữa dòng mặc cho gã võ sĩ giang hồ la hét ý ới. Bokuden cười rồi nói : đây chính là phái kiếm không dùng kiếm mà vẫn thắng!

Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Anh hùng hào kiệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng hào kiệt   Anh hùng hào kiệt Icon_minitimeSun Apr 22, 2007 1:36 pm

Takenouchi Ryu Heihou



Tên đầy đủ của phái nhu thuật này là Hinoshita Toride Kaizan Takenouchi Ryu, một trong những phái võ cổ ở Nhật Bản ( Koryu, Kobudo - Cổ Lưu, Cổ Võ Đạo ) thành lập năm 1532 hay năm Tenbun thứ nhất vào tháng sáu Âm Lịch bởi khai tổ Takenouchi Chūnagon Daijō Nakatsukasadaiyū Hisamori, thành chủ Ichinose ở vùng Sakushu Tsuyama ( gần tỉnh Okayama ngày nay ). Phái Takenouchi nổi tiếng về nhu thuật nhưng thực ra đây là một phái võ tổng hợp bao gồm nhiều môn khác nhau như yoroi kumiuchi ( thuật đánh vật có mặc giáp ), bojutsu ( Thuật đánh gậy ), kenjutsu ( kiếm thuật ), Iaijutsu ( thuật rút kiếm thần tốc ), naginatajutsu ( thuật đánh đao dài ), hojojutsu ( Thuật bắt trói bằng dây thừng ), Tessen jutsu ( thuật đánh quạt sắt ), sakkatsuhō ( thuật điểm huyệt, giải mê, cấp cứu, hồi sinh ),..... Nhu thuật của phái Takenouchi này đã ảnh hưởng rất mạnh đến sự ra đời của nhiều phái nhu thuật khác trên toàn Nhật Bản. Ngày nay phái này vẫn còn được lưu truyền bởi thành viên của dòng họ Takenouchi và nhiều nhóm khác bên trong và ngoài Nhật Bản.

Theo như Takenouchi Keisho Kogo Den, tài liệu ghi chép sự thành lập và phát triển của phái thì khai tổ là Takenouchi Chūnagon Daijō Nakatsukasadaiyū Hisamori khi ông rút vào vùng núi gần đền Sannomiya luyện tập võ nghệ trong sáu ngày sáu đêm với thanh mộc kiếm dài hai thước bốn thốn ( chừng 72 cm ). Đến đêm thứ sáu thì Hisamori kiệt sức và lăn ra ngủ gối đầu trên thanh mộc kiếm. Trong giấc mơ Hisamori gặp một nhà sư tu hành trong núi ( Yamabuki ) râu tóc bạc phơ và Hisamori nghĩ rằng đó là hiện thân của thần Atago. Hisamori tấn công nhà sư nhưng lại bị chế ngự. Nhà sư mới nói " Khi ngươi gặp địch thủ thì trong khoảnh khắc đó sinh tử được quyết định. Đây chính là binh pháp (Heiho, Hyoho ) ". Nói rồi nhà sư bẻ gãy thanh mộc kiếm của Hisamori làm đôi và bảo rằng vũ khí dài không có lợi trong cận chiến. Nhà sư bảo Hisamori đeo hai nửa thanh mộc kiếm đã gãy đôi vào thắt lưng và gọi đó là kogusoku và dạy Hisamori thuật đánh vật khi cận chiến. Những kỹ thuật này về sau được gọi là "Koshi no Mawari". Sư còn dạy Hisamori cách bắt trói đối phương bằng dây leo trên cây rồi sau đó biến mất vào sương khói.

Con trai thứ của Hisamori là Hitachinosuke Hisakatsu trở thành chưởng môn phái Takenouchi sau khi phụ thân mất vào năm 64 tuổi. Rồi Hitachinosuke và con trai Kaganosuke Hisayoshi đem nhu thuật vào chung với những môn võ thuật khác thành một hệ thống võ đạo tổng hợp.

Phái Takenouchi nổi tiếng với những kỹ thuật nhu thuật như tehodoki ( thuật khống chế và bẻ tay đối phương ), ukemi ( thuật té ngã ), nagewaza ( thuật vật, ném đối phương ), kansetsuwaza ( thuật bẻ loại khớp xương ), atemi ( thuật đánh vào yếu huyệt ), shimewaza ( thuật xiết ngạt ), newaza ( thuật đè, kẹp đối phương trên đất ) và Kappo ( thuật hồi sinh, cứu tỉnh ). Chính Hisakatsu và Hisayoshi là hai người đã phát triển các kỹ thuật tay không của nhu thuật lên đến đỉnh cao.
Phái Takenouchi tuy nổi tiếng với nhu thuật nhưng lại xuất phát từ thuật đánh đoản kiếm Kogusoku và còn truyền dạy nhiều môn võ nghệ khác như kiếm, gậy, dây, quạt sắt, jitte, shuriken ( phi tiêu ), kusarigama ( món binh khí mà Arima Kihei sử dụng khi đấu với Musashi trong những phần trước ) và cả những vật dụng bình thường trong cuộc sống như dù, nắp nồi.... Trong số đó thuật đánh gậy bojutsu giữ một vai trò quan trọng. Bojutsu phái Takeuchi sử dụng gậy bo dài sáu thước hay shinbo ngắn hơn một ít.

Cũng như các phái võ thuật cổ khác, tuyệt học và cực ý của môn phái chỉ được lưu truyền trong dòng họ và được các thành viên trong tộc giữ gìn cẩn thận quan nhiều thế kỷ. Dưới đây là hệ phả của phái Takenouchi.

1. Takenouchi Nakatsudaiyū Hisamori.
2. Takenouchi Hitachinosuke Hisakatsu.
3. Takenouchi Kaganosuke Hisayoshi.
4. Takenouchi Tōichirō Hisatsugu.
5. Takenouchi Tōichirō Hisamasa, người mở võ đường Hirakane ở Edo.
6. Takenouchi Tōichirō Hisazane.
7. Takenouchi Tōichirō Hisataka.
8. Takenouchi Tōichirō Hisataka.

Đến đây phái Takenouchi chia làm hai nhánh là Soke (Tông gia) và Sodenken (Tông truyền gia )

Dòng Soke:

9. Ikeuchi Kamonta
10. Takenouchi Tōichirō Hisao.
11. Takenouchi Tōichirō Hisanori.
12. Takenouchi Tōichirō Hisatsugu.
13. Takenouchi Tōichirō Hisanori.
14. Takenouchi Tōichirō Hisamune. Chưởng môn phái Takenouchi hiện tại.

Dòng Sodenke

9. Takenouchi Tōjūrō Hisatane.
10. Takenouchi Tōjūrō Hisamori.
11. Takenouchi Tōjūrō Hisamitsu.
12. Takenouchi Tōjūrō Hisahiro.
13. Takenouchi Tōjūrō Hisatake

Ngoài hai dòng này, phái Takenouchi còn xuất hiện một nhánh thứ ba là Bitchū Den Takeuchi do Takeuchi Seidaiyū Masatsugu phát triển khi ông chuyển đến Okayama, thủ phủ của Bitchu, nay là phía Tây tỉnh Okayama. Tuy viết cùng chữ như phái này gọi tên mình là Takeuchi chứ không phải là Takenouchi. Kỹ thuật của phái Bitchu về tinh túy cũng như phái chính nhưng có phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới.

Dòng Bitchu

4. Takeuchi Seidaiyū Masatsugu.
5. Yamamoto Kazuemon Hisayoshi.
6. Shimizu Kichiuemon Kiyonobu.
...
14. Takeuchi Tsunaichi Masatori.
15. Nakayama Kazuo Torimasa.
16. Ono Yotaro Masahito
Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Admin
Quản trị
Admin


Tổng số bài gửi : 491
Age : 39
Registration date : 03/03/2007

Anh hùng hào kiệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng hào kiệt   Anh hùng hào kiệt Icon_minitimeSun Apr 22, 2007 10:42 pm

Thanks mr .Hiba
Very informative
Về Đầu Trang Go down
http://ngoducminh.co.nr
Sponsored content





Anh hùng hào kiệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng hào kiệt   Anh hùng hào kiệt Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Anh hùng hào kiệt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP :: Tư Liệu - Material :: Lịch sử và Huyền thoại-
Chuyển đến