HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP

Never Give Up
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 3:56 pm

GORIN NO SHO







Chiến thắng, con ngoài còn có mục tiêu nào khác hơn ngoài hai từ này?

Dám thưa là không.

Con người sinh ra ai cũng có thiên tính mưu cầu hạnh phúc, quyền lợi cho riêng mình. Đạt được điều này tức là chiến thắng. Như vậy, chiến thắng là mục đích chung nhất của con người và tùy từng người mà nó khác nhau. Học sinh thì muốn chiến thắng trong học tập, trong các kỳ thi. Doanh nhân thì muốn chiến thắng trong kinh doanh. Võ sĩ thượng đài thì mong muốn chiến thắng bằng cách áp đảo thể xác đối phương. Người chơi cờ lại mong một chiến thắng về đầu óc. Một chính trị gia muốn thành công trên chính trường, mang lại lợi ích cho dân tộc. Đến ngay cả những vị cạo đầu lánh tục cũng phát tâm muốn đạt chiến thắng trong đường tu của mình. Như vậy thì nhân loại còn cần gì hơn ngoài chiến thắng? Tất cả chúng sanh đều mong muốn có được nó trong cuộc nhân sinh của mình.

Vấn đề quá rõ ràng, nhưng để đạt được nó thì lại là chuyện khác. Ngoài việc nỗ lực hết sức, cầu đạo tinh tấn dũng mãnh, sớm luyện tối rèn thì còn cần phải có một phương hướng, một con đường đi đúng.

Cuốn sách “Gorin no sho” ( Ngũ luân thư―五輪書) của tác giả Miyamoto Musashi sống thời Edo, Nhật Bản bàn đến vấn đề này : làm sao để chiến thắng.

Miyamoto Musashi là kiếm khách được tôn xưng là “Kiếm thánh”, một nhân vật độc đáo trong lịch sử Nhật Bản và cuốn sách này nếu nhìn bề ngoài thì là một quyển sách viết về kiếm thuật. Nhưng đó chỉ là “lời nói”.

Còn “ý” của nó là bàn về việc làm sao để chiến thắng, không chỉ trong giao đấu một chọi một, không chỉ trong lãnh vực quân sự mà còn mở rộng đến vô tận và có thể áp dụng vào bất kỳ lãnh vực nào. Vì vậy mà những nhà kinh doanh luôn xem trọng “Gorin no sho”, những nhà giáo dục đề cao nó, những nhà mỹ thuật lại hứng thú với nó. Tựu trung là đứng ở bất kỳ lãnh vực nào người ta cũng đều thấy được giá trị của nó cả.

Bởi vì sao? Vì nó đúng. Nó là chân lý. Cái đúng thì luôn đúng và luôn mới. Như mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây, điều này có đúng riêng cho bất kỳ người nào, quốc gia nào hay châu lục nào?

“Gorin no sho” là cuốn sách gối đầu giường của giới kinh doanh Nhật, Mỹ trong thế kỷ XX và bài viết này giới thiệu nội dung cuốn sách đến độc giả Việt Nam. Bài viết chia làm hai phần: giới thiệu về tác giả Miyamoto Musashi và phần nội dung sách.

Cuốn sách được viết bằng văn viết thời Edo, có thể xem là một dạng cổ ngữ và thường người Nhật khi đọc cũng phải thông qua một bản dịch sang tiếng Nhật hiện đại. Bài viết này sẽ đưa nguyên bản cổ văn vào cùng bản dịch Việt ngữ để độc giả có thể so sánh và đối chiếu. Đúng như tên gọi “ngũ luân thư”, sách được chia làm năm phần : địa, thủy, hỏa, phong và không. Mỗi phần lại được chia làm nhiều mục. Đầu mỗi mục người viết xin đưa vào phần nguyên văn của tác giả, tiếp đến là phần dịch và chú giải. Cuối mỗi mục là phần tóm tắt nội dung chính vừa nêu ra.



Dịch một tác phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng siêu việt như thế này không phải là một việc đơn giản. Nếu trong bản dịch có chỗ nào độc giả thấy hứng thú thì đó là tinh hoa của tác giả. Nhược bằng ngược lại thì là sự non kém của người dịch.





Nhất Như tổng hợp và dịch. ©2007



Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 3:57 pm





    • Giới thiệu về Miyamoto Musashi




    Nếu bỏ qua những tác động đến lịch sử thì có thể nói rằng Miyamoto Musashi là một trong những nhân vật vĩ đại được sinh ra trong lịch sử nhân loại. Miyamoto Musashi không chỉ là bậc vĩ nhân của dân tộc Nhật mà còn là của nhân loại. Người ta vẫn nói rằng đây là kiếm khách vĩ đại nhất trong lịch sử. Phần dưới đây tóm lược những nét khái yếu nhất về cuộc đời nhân vật này.

    Tuy nhiên khi viết về một nhân vật lịch sử Nhật Bản thì luôn có cái khó là phải nắm vững những kiến thức cơ bản về xã hội, lịch sử và văn hóa và thông qua đó mới lý giải được suy nghĩ, hành động của nhân vật. Phần này lại được chia làm ba đoạn nhỏ để người đọc có thể dễ dàng lý giải phần nội dung cuốn sách : bối cảnh xã hội nước Nhật trong thời Musashi, những nét khái yếu trong cuộc đời Musashi và phần cuối cùng đi sâu vào cơ cấu xã hội nước Nhật thời đó.





    I.Bối cảnh xã hội Nhật Bản thời Musashi



    Miyamoto Musashi là nhân vật gần như đã trở thành huyền thoại và có rất nhiều ghi chép, sử liệu, giai thoại về ông nhưng tựu trung là có nhiều điểm bất đồng. Nên có nhiều thuyết khác nhau về nhân vật này nhưng đây không phải là một bài viết tham khảo đối chứng nên chỉ đưa ra những dữ liệu mà người viết tin tưởng nhất.



    Miyamoto Musashi là kiếm hào sống vào đầu thời Edo, sinh năm 1584 (có nhiều bất đồng về năm sinh và nơi sinh của ông) , thời kỳ mà Nhật Bản đang cố hồi phục lại qua hơn bốn trăm năm nội chiến. Quyền lực của Thiên Hoàng đã bị vứt sang một bên vào thế kỷ thứ XII và chỉ còn ngồi làm vì. Quyền lực thực sự nằm trong tay các Fujiwara từ cuối thời Heian rồi lại chuyển qua tay các họ Taira, Minamoto, Hojo, Ashikaga. Từ thời đó nước Nhật đã bị chia nhỏ thành hàng trăm tiểu quốc dưới sự cai trị của các Daimyou (lãnh chúa) như thời kỳ mười hai sứ quân ở Việt Nam, nhưng tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều. Các chúa Daimyou mỗi người một nước một thành bề ngoài vẫn thần phục Thiên Hoàng nhưng bên trong lại ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, chờ cơ hội mà sát hại lẫn nhau để thâu tóm thiên hạ. Từ đó đất nước luôn lâm vào cảnh nội chiến giữa các chúa Daimyou cùng nạn giặc cướp hoành hành, tầng lớp tăng binh lộng hành. Mỗi chúa Daimyou lại xây dựng cho riêng mình một tòa thành trong lãnh địa của mình và phố xá ngoài thành bắt đầu mọc lên (Joukamachi ―城下町). Dĩ nhiên tình trạng nội chiến đã ngăn chặn sự phát triển của quốc gia và làm cuộc sống dân đen ngày càng điêu đứng. Người ta gọi thời đại này là thời đại Chiến Quốc (Sengokujidai―戦国時代). Đến năm 1573 xuất hiện vị anh kiệt Oda Nobunaga vốn là một chúa Daimyou nhỏ xứ Owari sau tiêu diệt các Daimyou xung quanh và trở thành người cầm quyền của đất nước. Nobunaga kiểm soát Nhật Bản trong chín năm thì bị thuộc hạ Akechi Mitsuhide ám sát vào năm 1582. Sau đó bộ tướng của Nobunaga là Toyotomi Hideyoshi tiếp tục sự nghiệp thống nhất Nhật Bản của Oda đang gần hoàn thành. Bàn tay sắt của Hideyoshi đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp chiến binh Samurai với thường dân với nhiều chính sách tàn khốc, trong đó có việc tịch thu dao kiếm trong thiên hạ (Katana gari―刀狩) nhằm ngăn chặn nông dân nổi loạn. Chỉ có tầng lớp võ sĩ Samurai mới được phép mang hai thanh gươm bên hông, một thanh ngắn và một thanh dài phân biệt Samurai với các tầng lớp khác.

    Tuy Hideyoshi có nhiều việc làm cải thiện tình hình xã hội và mở mang giao thiệp với ngoại quốc nhưng tình hình hỗn loạn vẫn chưa kết thúc khi ông mất vào năm 1598. Công cuộc thống nhất Nhật Bản chỉ được hoàn thành khi Tokugawa Ieyasu, một bộ tướng của Hideyoshi và Nobunaga đánh bại con trai Hideyoshi là Hideyori cùng quân chư hầu tại trận Sekigahara đoạt lấy thiên hạ. Năm 9603 Tokugawa Ieyasu chính thức trở thành Chi Di Đại Tướng Quân ( Seii Taishougun, gọi tắt là Tướng Quân-Shougun) lập ra Mạc Phủ Edo (sau này là Toukyou). Đây là chính quyền bền vững và duy trì nền hòa bình của nước Nhật hơn 200 năm, tồn tại cho đến khi quyền lực của Thiên Hoàng được khôi phục vào năm 1868 qua nhiều thế hệ. Ieyasu mất năm 1616 nhưng danh hiệu Shougun luôn thuộc về con cháu ông ta và dòng họ Tokugawa là dòng họ thứ ba giữ chức Shougun ( hai dòng họ trước là Minamoto và Ashikaga. Oda không được phong Shougun). Tuy Ieyasu luôn nói miệng với Thiên Hoàng ở Kyouto về việc tiết giảm quyền lực của mình nhưng mối lo ngại lớn nhất của ông ta đến từ các chúa Daimyou khác. Sau trận Sekigahara, Ieyasu nắm thiên hạ và chia các Daimyou ra làm hai loại: Fudaimyou là những người theo họ Tokugawa trước trận đánh và được cắt đất cho những vùng gần Eo, Tozama Daimyou là những chúa đầu hàng Tokugawa sau trận đánh và chỉ được giao cho những vùng ở xa như phía nam hay miền đông bắc. Ieyasu cũng lo xa bắt các Daimyou cứ cách một năm phải đến ở Edo một lần và giữ vợ con họ ở lại Edo luôn. Việc đi lại khiến các Daimyou tổn hao tiền bạc mà không còn đủ sức nghĩ đến chuyện phản loạn nữa. Ông ta còn kiểm soát gắt gao việc đi lại bằng những trạm kiểm soát dọc đường và giao những vùng trọng yếu quanh Edo cho những người bà con họ hàng của mình nắm giữ. Họ Tokugawa còn củng cố vị trí của mình với một mạng lưới “cảnh sát” dày đặc (Machi Bugyou―町奉行) ở thành thị và một hệ thống sát thủ, điệp viên ẩn mật (Ninja, Shinobi).



    Chính quyền Tokugawa đánh dấu sự thay đổi lớn trong lịch sử xã hội Nhật Bản, dấu ấn của nó được in đậm khắp các mặt, không chỉ là hành chính, giáo dục hay luật pháp mà còn ở trang phục và cách cư xử của mỗi tầng lớp. Xã hội Nhật thời bấy giờ có bốn tầng lớp chính là :sĩ, nông, công và thương. Tuy nhiên không giống với Việt Nam và Trung Quốc, từ “sĩ” ở đây là võ sĩ Samurai, tầng lớp tinh anh của xã hội và thuộc đẳng cấp cao nhất. Tầng lớp võ sĩ luôn được kính trọng trong xã hội mặc dù chỉ là “tiếng” chứ không có “miếng” ngoại trừ các võ sĩ cao cấp phục vụ cho chúa Daimyou. Tầng lớp thứ hai là nông dân bởi vì họ chiếm 80% dân số và là nguồn lao động chủ yếu nuôi sống xã hội. Tuy đứng ở vị trí thứ hai nhưng lại là những người thiệt thòi nhất khi bị buộc phải nộp phần lớn số lúa của mình cho chúa Daimyou và không có nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Thứ đến là tầng lớp thợ thuyền thủ công và cuối cùng là lớp thương nhân luôn bị khinh bỉ và luồn cúi nhưng dần dần họ làm nổi lên làm thay đổi quan niệm này vì số tài sản khổng lồ tích tụ được. Một số ít người khác nằm ngoài bốn tầng lớp trên, như Eta, Hinin, những kẻ “không phải người”.

Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 3:59 pm



Musashi thuộc tầng lớp võ sĩ nhưng không phục vụ cho chúa Daimyou nào. Danh từ [color=red]Samurai
(侍)thường được dùng để chỉ những võ sĩ có phục vụ ăn lương cho chúa Daimyou hay những võ sĩ cấp cao như Hatamoto. Trong thời Chiến Quốc mỗi chúa chiếm một vùng sử dụng rất nhiều võ sĩ nhưng sau khi họ bị Nobunaga và Hideyoshi và loạn thế đã chấm dứt thì số võ sĩ “thất nghiệp” dư thừa ngàng càng nhiều. Những võ sĩ dư thừa này được gọi là Rounin, võ sĩ giang hồ (浪人、牢人) và họ thường lang thang khắp các miền trong nước, có kẻ trở thành giặc cướp, có người bỏ kiếm trở thành thợ thuyền, thương nhân,… Đây cũng là thời kỳ mà kiếm thuật, kiếm đạo, võ nghệ nở rộ nhất trong lịch sử Nhật Bản (đương thời có hơn 300 phái kiếm khác nhau chưa kể đến các môn võ khác ). Ở Nhật, kiếm đạo đồng nghĩa với sự cao quý và nó là đỉnh cao nhất của mọi học vấn. Dĩ nhiên kiếm chỉ là vật để giết chóc và kiếm thuật phát sinh từ nhu cầu thực tế là để lấy mạng đối phương. Nhưng do có nhiều liên hệ với tinh thần Thiền Tông của Phật Giáo, những giáo lý của Thần Đạo nên kiếm thuật đã được những danh kiếm như Kamiizumi Isenokami Nobutsuna, Tsukahara Bokuden nâng cao lên với mục đích phát huy tinh thần và thể xác. Các phái kiếm bắt đầu từ thời Muromachi và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay dưới hình thức một môn thế thao Kendou. Ngày nay nhiều người vẫn luyện tập kiếm, gìn giữ truyền thống dân tộc.

Có lẽ nhân loại chỉ có mỗi dân tộc Nhật là có lòng nhiệt thành với kiếm nghệ. Thời đó võ nghệ, kiếm thuật là môn học bắt buộc đối với một võ sĩ bên cạnh những thứ tri thức du nhập từ Trung Hoa như Nho Giáo hay Phật Giáo. Người ta gọi chung kẻ luyện võ trong xã hội là Bugeisha ( 武芸者―võ nghệ giả). Mỗi Samurai phụng sự chủ soái đến một thời kỳ nhất định đều được phép ra ngoài lang bạt khắp nơi trong nước để trau dồi võ nghệ, mở mang tri thức và người ta gọi việc này là Bugei Shugyou(武芸修行) hay Musha Shugyo (武者修行) và người Samurai lang thang tu rèn là Shugyo musha (võ sĩ tu hành võ nghệ―修行武者) hay gọi tắt là Shugyousha(修行者). Thời đó người ta thường nới nhiều đến “Binh pháp” (Heihou, hyouhou ―兵法) và “Binh thuật” ( Heijutsu―兵術) . Nếu như ở Việt Nam và Trung Quốc người ta chỉ hiểu hai từ này với nghĩa hẹp ở mặt quân sự thì tại Nhật nó còn được hiểu rộng hơn. Đây không chỉ là tài dụng binh khiển tường mà còn là tài võ nghệ trong giao đấu một chọi một hay số đông. Vì thế đôi khi các võ sĩ còn được gọi là “binh pháp giả”(Heihou sha-兵法者) ,”binh pháp gia” (Heihou ka―兵法家)hay “binh thuật giả” . Đây là những thuật ngữ khá quan trọng cần nắm vững nếu đi sâu vào lãnh vực này.

Nếu người Tây Phương vẫn coi trọng sức mạnh của đầu óc hơn cơ bắp với câu nói “ The Pen is mightier than the Sword” thì tại Nhật người ta vẫn coi đỉnh cao nhất là sự hòa hợp giữa thể xác và tinh thần với câu “Bunbu Itchi” (Văn võ nhất chí―文武一致) hay “Kiếm Thiền Nhất Như” (Ken Zen Ichinyo―剣禅一如), tức Kiếm và Thiền hợp nhất làm một trong cảnh giới tối cao, trạng thái gọi là “giác ngộ” (Satori) của con người. Dĩ nhiên kiếm và thiền có những mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này lý giải tại sao các võ sĩ Nhật Bản ngày xưa lại có nhiều quan hệ đến giới Thiền sư, dù có vẻ như đây là hai lớp người trái ngược nhau. Về vấn đề này đã có nhiều sách Thiền của Suzuki Taisetsu và nhiều người khác viết rất rõ ràng nên ở đây không phải nhắc lại. Sự “giác ngộ” của người kiếm sĩ còn được thể hiện qua câu nói hết sức “Phật Giáo” : “Bản lai vô nhất vật” ( Honrai Mu ichimotsu―本来無一物) phủ định thế giới nhị nguyên trước mắt mà chúng ta thấy. Phá bỏ cái nhị nguyên, quay về với cội nguồn là mục tiêu của Phật Giáo, đồng thời cũng là mục tiêu của kiếm đạo, hay nếu không muốn nói đó là mục tiêu thì nó cũng là con đường mà kiếm đạo phải đi qua. Như vậy há chẳng phải là “Vạn vật nhất như” sao? Đây cũng chính là tinh thần cầu thắng được thể hiện trong cuốn “Gorin no sho” của Musashi sau này.

Người võ sĩ phải thông thạo võ nghệ, tinh thông chữ nghĩa. Tay phải cầm kiếm tay trái cầm bút được xem là nghĩa vụ của kẻ sĩ. Người thành thạo cả hai phương diện này được xem là “Văn vũ lưỡng đạo” (Bunbu Ryoudou―文武両道) hay “Văn vũ nhị đạo” (Bunbu nidou―文武二道) hay nói theo cách của người Việt là “văn vũ song toàn”. Tuy Miyamoto Musashi là một Rounin, kiếm khách vô tự do không thờ chủ nhưng lại là người “văn vũ lưỡng đạo”. Không giống như nhiều tay kiếm giang hồ không kế sinh nhai khác bỏ kiếm làm thợ hay lún sâu vào con đường tội ác, Musashi vẫn theo đuổi lý tưởng của mình đến cùng, theo con đường kiếm đạo, dùng nó làm phương tiện để đạt đến sự khai sáng, giác ngộ trong tinh thần. Trong xã hội lúc bấy giờ, những chuyện chém giết vì báo thù, vì danh dự hay thử thách nhau là chuyện xảy ra thường ngày như cơm bữa. Giữa hàng trăm phái kiếm khác nhau thì có hai phái được họ Tướng Quân Tokugawa bảo trợ là phái Ittou Ryu và phái Yagyu Ryu. Phái Yagyu đời đời giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” (Kenjutsu shinan―剣術指南[color:be61=black:be61]) dạy kiếm cho Tướng Quân và các gia thần, tựa như chức giáo đầu ở Trung Hoa. Người của phái Yagyu sau này dần dần biến thành mật thám cho Tướng Quân Tokugawa và phái này vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong khi phái Ittou Ryu lại có nhiều ảnh hưởng đến Kendou hiện đại.



Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 4:03 pm

II. Khái yếu về cuộc đời Musashi



Shinmen Musashi Nokami Fujiwara no Genshin hay còn được biết đến với cái tên Miyamoto Musashi được sinh ra tại làng Miyamoto vùng Mimasaku (tỉnh Okayama ngày nay), có nhiều thuyết khác nhau về nơi xuất thân của Musashi nhưng hai thuyết Mimasaku và Harima là thuyết phục hơn cả. Musashi là tên khu vực phía Tây bắc vùng Edo ( Toukyou). Trong truyện Koudan Miyamoto Musashi, diễn giả Itou Ryouchou cho rằng chúa thành Kumamoto phía nam Nhật Bản là Katou Kiyomasa đã ban danh hiệu Musashi này, ví như vầng trăng sáng trên cánh đồng Musashino và Itou cho rằng xuất thân của Musashi là từ xứ Harima. Trong khi đó văn hào Yoshikawa Eiji trong trường thiên tiểu thuyết “Miyamoto Musashi” của mình cho rằng Musashi là cách đọc khác của chữ Hán Takezou, chàng trai xuất thân từ làng Miyamoto vùng Mimasaka. Takezou sau khi làm lại cuộc đời lầm lỡ đã được chúa Ikeda Terumasa đổi họ Shinmen sang Miyamoto và tên Takezou thành Musashi. Cụm từ Nokami trong tên Musashi vốn là một danh từ chung chỉ tước hiệu của tầng lớp võ sĩ ngày xưa, tượng tự với Don của tầng lớp quý tộc Tây Ban Nha. Fujiwara là một họ quý tộc hàng ngàn năm ở Nhật, có thuyết nói dòng họ Musashi xuất phát từ một nhánh của họ Fujiwara. Về sau Musashi lấy hiệu là Niten Genshin. Cha của Musashi là Shimen Munisai là con trưởng của Hirata Shougen (họ Hirata), một Samurai giữ chức vụ cao cho chúa Shinmen Iga Nokami Norishige. Hirata Shougen được chúa Norishige sủng ái nên được cho lấy họ Shinmen của chúa. “Musashi” nếu viết chữ Hán sẽ là “Vũ Tàng” ( 武蔵—các đọc Hán Việt) nhưng cũng có thuyết cho rằng chữ “Musashi” chính là “Vô Tam Tứ” (無三四). Vì sao lại là Vô Tam Tứ?

Bởi vì thân phụ Musashi là Shinmen Munisai được Shougun Ashikaga ban cho danh hiệu “Vô Nhị” (Muni ―無二) nên Musashi là “Vô Tam Tứ”.



Lúc nhỏ Musashi tên là Ben Nosuke. Khi vừa được bảy tuổi thì cha mất (có thuyết nói ông Munisai bỏ rơi con) và mẹ đã mất từ trước và được gửi đến nhà một người cậu phía mẹ, một nhà sư Phật Giáo. Vì vậy Musashi là đứa trẻ mồ côi khi Hideyoshi thống nhất thiên hạ. Thời trẻ Ben Nosuke tính khí dữ dội, thể xác cũng cao lớn mạnh khỏe hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Không ai biết rằng Musashi tìm đến kiếm thuật là do người cập ép buộc hay do tính khí dữ tợn tự nhiên dẫn đường. Chỉ biết rằng có tài liệu nói Musashi đã đánh chết một người năm 13 tuổi. Đối phương là một “binh pháp giả”, một Samurai thuộc phái Arima Shintou Ryu tên là Arima Kihei. Arima đến làng Miyamoto dựng đài thách đấu, Ben Nosuke 13 tuổi lên đài quật ngã đối phương rồi dùng gập đập chết. Trận đấu tiếp theo của Musashi là với Akiyama Tadashima năm 16 tuổi và kết thúc cũng không khác trước. Khoảng thời gian này Musashi rời làng, lên đường lang thang khắp nơi với mục đích “Musha shugyou”, phiêu bạt khắp nước để trau dồi võ nghệ. Thời đó có nhiều võ sĩ cũng lên đường thực hiện “Musha shugyou” như Musashi, có người thích đi một mình, có kẻ dẫn theo đệ tử hay có sự bảo trợ của chúa Daimyou. Trường hợp đặc biệt trong thế kỷ trước, có bậc danh nhân được tôn xưng là kiếm thánh, Tsukara Bokuden đi lang bạt khắp các vùng dẫn theo hơn trăm tùy tùng vì ông là một kiếm sĩ quý tộc.

Khoảng thời gian này Musashi sống bên ngoài lề xã hội, theo đuổi sự độc lập tự lực tự cường và tìm kiếm sự khai ngộ thông qua kiếm đạo. Với mục đích trau dồi kiếm nghệ đến mức hoàn hảo, Musashi sống như những người không cần sống, lang thang khắp nơi dầm mưa dãi nắng. Có thể nói thứ tài sản duy nhất mà ông sở hữu là thanh gươm cùng một tinh thần cầu đạo tinh tấn dũng mãnh. Không nhà cửa, không tài sản, không vợ con. Musashi dường như chối bỏ hết mọi thứ nhu cầu phổ thông của con người. Nhiều tài liệu ghi rằng Musashi không bao giờ tắm vì sợ bị phục kích bất giác. Hình dung bề ngoài rất khắc khổ và bẩn thỉu như những nhà tu khổ hạnh. Trong “Koudan Miyamoto Musashi” diễn giả Itou cũng đã phần nào lý giải điều này khi diễn rằng cứ mỗi lần Musashi vào bồn tắm là một lần suýt nguy hiểm đến tính mạng. Trong “Miyamoto Musashi”, Yoshikawa Eiji nhìn khía cạnh này dưới góc độ rất hay. Đầu tiên là bà cụ Osugi lừa Musashi vào bồn tắm rồi gọi người vay bắt. Sau này trên bước đường hành hiệp giang hồ, Musashi cảm thấy tinh thần khoáng đạt dường như hòa nhập chung với phong cảnh thiên nhiên làm một, không còn bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt nữa cho nên quanh năm suốt tháng gió mưa gì cũng chỉ mặc độc một bộ áo quần. Đầu tóc thì bù xù không bao giờ chải, khuôn mặt hốc hác khổ hạnh nhưng tinh thần luôn cảnh giác cao độ, cặp mắt sáng quắc và dường như thân, tâm và kỹ thuật đã nhập làm một. Yoshikawa đã lý giải rất hay về “dung mạo khổ hạnh bẩn thỉu” của Musashi. Cuốn tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji hiện đã có hai bản dịch Việt văn của dịch giả Cung Vũ và Võ Ngọc Đỉnh. Để hiểu rõ hơn về nhân vật vĩ đại này thì không thể bỏ qua.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 4:05 pm

Trong trận chiến phân tranh thiên hạ Sekigahara, Musashi theo phe miền Tây của họ Ashikaga và Toyotomi chống lại phe miền Đông của Tokugawa nhưng thất bại nặng nề. Musashi đã sống sót qua ba ngày khủng khiếp mà bảy mươi ngàn người đã chết và còn thoát được những đợt săn lùng tàn quân của phe thắng trận.

Năm 21 tuổi Musashi lên Kyouto, thủ đô nước Nhật lúc bấy giờ và từ đây bắt đầu mối thù oán truyền kiếp với nhà Yoshioka. Họ Yoshioka từng giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” cho Tướng Quân Ashikaga trong nhiều đời nhưng sau bị Tokugawa cấm nên chuyển sang nghề nhuộm. Mặc dù vậy họ vẫn còn mở võ đường chiêu sinh dạy kiếm. Nhiều năm trước thân phụ của Musashi là Munisai được Tướng Quân Ashikaga Yoshiaki vời lên kinh tỉ thí với họ Yoshioka. Munisai là một “binh pháp giả” nối tiếng với kiếm thuật và tài sử dụng Jitte, một loại chĩa ba ngắn có 3 mũi nhọn có thể bắt kiếm đối phương. Ông Munisai đấu ba trận với họ Yoshioka và thắng hai trận nên được Tướng Quân ban cho danh hiệu “Phù Tang đệ nhất binh thuật”. Có lẽ điều này ảnh hưởng đến thái độ đánh giá của Musashi đối với họ Yoshioka chăng?

Trận đấu đầu tiên với nhà Yoshioka là với Seijurou, chưởng môn phái Yoshioka ở một cánh đồng ngoài kinh đô và Musashi chỉ sử dụng một thanh mộc kiếm trong khi đối phương dùng kiếm thật. Musashi đánh bại đối phương bằng kiếm gỗ và những kẻ đi theo Seijurou đã cán chủ nhân về trong sự xấu hổ. Yoshioka Seijurou đã cắt mất chỏm tóc biểu tượng cho danh dự Samurai của mình. Trong tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji thì Musashi đã làm gãy tay Seijurou với một đòn đánh bằng mộc kiếm. Sau đó Musashi vẫn tiếp tục ở lại Kyouto và điều này dường như chọc giận nhà Yoshioka. Em trai Seijurou là Denshichirou giao hẹn một trận đấu khác ở chùa 33 gian (Sanjusan gendou) và Musashi chỉ dùng mộc kiếm hạ đối thủ của mình không mấy khó khăn. Denshichirou bị đánh vỡ đầu chết tại chỗ. Họ Yoshioka lồng lộng giao hẹn một trận đấu khác dưới gốc cổ tùng (Sagarimatsu) gần chùa Ichijouji ở cánh đồng Rendaiji. Lần này họ Yoshioka muốn dồn tổng lực tiêu diệt Musashi và đặt cậu bé Genjirou vào vị trí chủ tướng. Nếu trận đấu này Musashi không giết chết chủ tướng thì bọn môn đệ Yoshioka cứ kéo ra mãi. Musashi đến địa điểm quyết đấu trươc giờ hẹn và bí mật theo dõi đối phương bày binh bố trận. Cậu bé Genjirou mặc chiến bào được nhiều kẻ môn đệ vây quanh lấy. Musashi âm thầm quan sát trong bóng tối và khi Yoshioka vừa nghĩ rằng mình đã bỏ trốn khỏi Kyouto vì quá giờ hẹn mà chưa thấy đến liền bất ngờ xuất hiện, xông vào đám đông chém chết Genjirou. Bọn môn đệ Yoshioka ùa lên và theo tự nhiên Musashi rút cả hai thanh gươm ra mở đường máu chạy thoát. Yoshikawa Eiji giải thích rằng đây là tình huống khẩn cấp buộc Musashi sử dụng đến hai thanh kiếm trong khi kiếm Nhật rất nặng, cán dài và phải cầm bằng hai tay mới đủ sức ra đòn. Đây là mở đầu cho việc sáng lập phái song kiếm sau này. Sau trận đánh kịch liệt này, Musashi lang bạt giang hồ khắp nơi và trở thành một huyền thoại sống trong thời đại của mình.

Ngày nay người ta dễ dàng tìm thấy nhiều di tích, ghi chép hay giai thoại liên quan đến Musashi khắp nơi trong nước Nhật từ miền Kyushuu cho đến Kyoutou. Cả đời Musashi đấu hơn 60 trận bất bại trước năm 29 tuổi và được tôn xưng là vị thần của võ nghệ. Những ghi chép sớm nhất về Musashi xuất hiện trong cuốn “Nhị Thiên ký” (Nitenki―二天記), một tập sách do các đồ đệ của Musashi viết sau khi ông mất. Năm 1605 trong thời kỳ chạm trán với nhà Yoshioka, Musashi có đến chùa Houzouin phía nam Kyouto và tỉ thí với sư sãi ở đó. Chùa Houzouin vốn nổi tiếng về thương thuật và từ “Oshou” ( 和尚- hòa thượng) bây giờ có nghĩa là thầy chùa nhưng ngày đó nó còn mang nghĩa là thầy dạy thương. Thương thuật của chùa Houzouin được khai sinh từ trụ trì Gakuzenbou Houzouin In’Ei vốn là một cao đồ của kiếm sư Kamiizumi Isenokami Nobutsuna (có bản chép là Hidetsuna), người được xem là đạt được giác ngộ với kiếm đạo làm phương tiện. Musashi ở lại chùa Houzouin ít lâu và học được nhiều điều từ các vị sư chùa Houzouin.

Khi Musashi đến vùng Iga thì có chạm trán với một cao thủ sử dụng “Kusarigama”, một thứ vũ khí lợi hại một đầu là lưỡi hái được nối vào sợi xích dài, đầu kia của sợi xích là quả chùy nặng. Món võ khí cổ quái này vốn xuất phát từ nông cụ và không biết là có mối liện hệ nào với món “bút chì” mà những tay anh chị Hà Thành sử dụng trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân không? Kẻ sử dụng Kusarigama là Shishido Baiken và trong tiểu thuyết của Yoshikawa thì hắn là em trai của tướng cướp Tenma đã bị Takezou đập chết thời còn trẻ. Trận đấu diễn ra căng thẳng và cuối cùng Musashi cũng hạ được Baiken với “binh pháp” của mình.

Đến Edo, Musashi gặp một võ sĩ giang hồ là Musou Gonnosuke thách đấu. Lúc này Musashi đang vót gỗ để làm một cánh cung và chấp nhận lời thách đấu của Gonnosuke. Kẻ thách đấu tấn công trước nhưng Musashi bước thẳng tới và đập vào đầu Gonnosuke. Musou Gonnosuke bỏ đi và theo như tiểu thuyết của Yoshikawa thì về sau hai người kết giao bằng hữu. Musashi đến xứ Izumo yết kiến chúa Matsudaira và xin được tỉ thí với “binh pháp giả” mạnh nhất của chúa. Yêu cầu được chấp nhận, đối phương là một võ sĩ sử dụng gậy lục giác và trận đấu diễn ra trong khu vườn của chúa. Musashi sử dụng hai thanh mộc kiếm và chiến thắng dễ dàng. Những kẻ quan sát kinh ngạc và chúa Matsudaira yêu cầu Musashi đấu với mình. Musashi dồn Matsudaira lên bậc thềm và chém gãy thanh gươm của chúa làm hai trong sự ngỡ ngàng. Musashi lưu lại đây ít lâu và trở thành “Kiếm thuật chỉ nam” cho chúa.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 4:06 pm

Trận đấu gây chấn động nhất trong đời Musashi là với Sasaki Kojirou vào năm Keichou thứ 17 (1612) tại đảo Ganryu thuộc Ogura, xứ Bunzen. Sasaki Kojirou là thuộc hạ của Hosokawa Tadaoki, chúa thành Ogura. Kojirou hội đắc được kiếm pháp chém én “Tsubame gaeshi” mô phỏng đường bay của loài chim này. Nghe nói hắn có thể chém đứt cánh én đang lượn trên không với thanh kiếm “cây sào phơi” (Monohoshi zao) dài quá khổ. Thông qua trung gian Nagaoka Sado, một gia thần của chúa Hosokawa và là một đệ tử của thân phụ Musashi, trận đấu với Kojirou được sắp xếp vào lúc tám giờ sáng trên đảo Ganryu cách Ogura không xa. Đêm đó Musashi đến chỗ Kobayashi Tarou Zaemon nên có tin đồn rằng đã sợ hãi mà bỏ trốn. Sáng hôm sau Musashi không tài nào dậy nỗi cho đến khi có người đến nhắc và chở ra đảo. Trong thời gian con thuyền đến đảo Ganryu thì Musashi đã vót xong một thanh mộc kiếm từ mái chèo thừa. Lúc này đã quá giờ hẹn. Cả Kojirou và quan giám sát trên đảo đều ngạc nhiên khi thấy Musashi xuất hiện với đầu tóc bù xù, tay mang thanh kiếm gỗ vót từ mái chèo đạp sóng xông lên. Kojirou rút thanh trường kiếm Bizen Nagamitsu ra rồi quẳng luôn vỏ. Musashi thấy thế liền cười “Kojirou, ngươi thua rồi” (Kojirou, yaburetari! ). Đây là một điềm gỡ đối với Kojirou, hắn quẳng bao kiếm có nghĩa là không bao giờ cần đút kiếm vào bao nữa, tức là sự nghiệp cầm kiếm đến đây là kết thúc. Kojirou ra chiêu, Musashi xông tới giáng mái chèo vào đầu hắn. Lưỡi kiếm cũng đã cắt đứt dải khăn buộc đầu và ống quần của Musashi. Musashi sau khi xác nhận tình trạng của đối phương liền cúi đầu chào quan giám sát trên đảo rồi trở lại thuyền đi mất dạng. Có nguồn ghi rằng sau khi đánh trúng Kojirou, Musashi quẳng mái chèo rồi nhảy lui, rút hai thanh kiếm ra bồi vào đối phương vừa ngã xuống. Toàn bộ trận đấu được miêu tả rất sinh động trong tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji. Nó chỉ diễn ra trong ít phút mà cả hai đều cảm thấy như vài giờ, cùng với sự mẫn cảm, tinh thần hoạt động đến cao độ của cả hai kiếm sĩ. Dường như óc Musashi nằm trên vai, tinh thần và thể xác hòa làm một, chỉ cần đối phương khẽ động là nó phản ứng ngay. Tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji đạt đến cao trào trong trận đấu này và kết thúc tại đây sau nhiều năm đăng trên báo Asahi.

Từ đấy về sau Musashi không còn sử dụng kiếm thật nữa và đã trở thành bất bại. Lúc này mới 29 tuổi và tuy đã là thiên hạ vô song nhưng Musashi lại cảm thấy nghi ngờ rằng mình chưa hiểu gì về kiếm cả. Thế là ông lại dấn thân vào con đường tìm kiếm cái đích tối hậu của kiếm đạo. Năm 1914 và 1915 Musashi lại có dịp tham gia vào chiến trận khi Tokugawa bao vây lâu đài Osaka của họ Toyotomi. Trong hai trận mùa đông và mùa hè thì Musashi đều đứng về phía Tokugawa chống lại phe trước kia mình gia nhập trong trận Sekigahara thời trẻ. Theo như ghi chép của mình thì Musashi “ngộ” ra chân lý của kiếm đạo vào năm năm mươi hay năm mươi mốt. Ông nhận một đứa trẻ mồ côi làm con nuôi ở Dewa và đổi tên nó thành Miyamoto Iori. Musashi đã không bao giờ rời Kyushuu nữa. Tộc Hosokawa đã được giao cho quản lý thành Kumamoto xứ Higo và lãnh địa Bunzen hiện thời được giao cho họ Ogasawara. Năm 1638 ở Shimabara có cuộc nổi loạn của những người theo đạo Thiên Chúa và Iori trở thành tướng dưới tay họ Ogasawara đi dẹp loạn khi Musashi 55 tuổi. Các lãnh chúa Daimyou phía nam Nhật Bản luôn âm mưu lật đổ chính quyền Tokugawa và là kẻ nối tay trong với ngoại quốc hay những người theo đạo Thiên Chúa. Tôn giáo này bị cấm lúc bấy giờ vì các giáo sĩ truyền đạo lợi dụng tín ngưỡng để làm chính trị. Sau cuộc nổi loạn ở Shimabara, Ieyasu đóng cửa các hải cảng và tuyệt giao với phương Tây trong hơn 200 năm.

Sau sáu năm ở Ogura, Musashi được mời đến làm khách của Hosokawa Churi, chúa thành Kumamoto ở Higo. Ông sống tại đây vài năm và bắt đầu dạy học và vẽ tranh. Đây là những năm tháng an nhàn nhất cuộc đời. Năm 1643, Musashi chán ngán cuộc sống thừa thải nơi quyền quý nên đã lui vào hang động “Reigandou” sống ẩn dật những ngày tháng còn lại. Tại đây ông viết cuốn “Gorin no sho” và giao cho học trò vài tuần trước khi mất. “Gorin no sho” là cuốn thánh thư về kiếm đạo, là cuốn sắc đặc biệt nhất trong số những quyển sách về kiếm thuật và đề cập đến chiến thuật trong cả lĩnh vực quân sự và giao đấu một chọi một. Theo lời Musashi thì đây là một quyển sách chỉ nam cho những ai muốn học “binh pháp” nhưng không phải là luận văn về “binh pháp”. Vì thế nội dung của nó nằm ngoài sự hiểu biết của các học trò của ông. Càng đọc nhiều lần càng “đắc” được nhiều thứ trong quyển sách. Đây là chí nguyện cuối cùng của Musashi, muốn nhiều người hiểu được chìa khóa dẫn đến con đường ông đã đi, hiểu được bản chất của sự việc, sự vật.

Năm 29 tuổi, Musashi đã trở thành kiếm khách bất bại nhưng không lập võ đường chiêu sinh và sống sung túc như nhiều kiếm sĩ khác, ông bắt đầu nghi ngờ về con đường đi của mình. Những năm cuối cùng ông chán sự sung túc quyền quý nên rút vào hang ẩn dật và chiêm nghiệm. Với tính cách dữ tợn và cương quyết mãnh liệt như Musashi thì những hành động này đã chứng tỏ được nhiều về cái “ngộ” của ông. Musashi viết “ [color=red]Nếu ngươi nắm rõ cái đạo của binh pháp thì sẽ không còn thứ gì mà ngươi không hiểu được” và “ ngươi sẽ thấy đạo của binh pháp ở khắp mọi nơi.” Có nhiều con đường dẫn đến đích. Chọn đường nào là tùy cơ duyên và khả năng của từng người. Nhưng một khi đã thông một cửa rồi thì tất cả những cửa còn lại đều thông. Như vậy có thể gói gọn tư tưởng của Musashi vào câu “vạn vật nhất như” hay “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” hay không? Thực tế, ngoài việc được tôn xưng là kiếm thánh thì Musashi còn là bậc thầy trong hội họa và điêu khắc. Rất nhiều tác phẩm vô giá của ông vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Những tranh thủy mặc của ông thường lấy đề tài chim, quạ và cây khô, Bố Đại, Bồ Đề Đạt Ma và được xem là quốc bảo của nước Nhật. Hiện còn lại bức tượng gỗ Bất Động Minh Vương và tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được xem là tài sản vô giá. Ông còn là một nhà thư pháp cự phách với thần thái và mặc khí mạnh mẽ. Musashi cũng nổi tiếng về thơ ca nhưng đáng tiếc là chúng đều thất lạc hết. Ông cũng dấn thân vào việc rèn kiếm, để lại nhiều sản phẩm tinh xảo cho đời và lập nên phái song kiếm Nitou Ryu (二刀流) , đây chỉ là danh từ chung chỉ phái này. Tên chính thức của phái là “Niten Ichi Ryu” (Nhị thiên nhất lưu) hay “Enmei Ryu[color:321e=black:321e]” (Phái Viên Minh). Trong các họa phẩm của Musashi thường được đóng ấn với cái tên “Musashi” hay bút danh “Niten” (Nhị thiên).

Bản thân việc sử dụng song kiếm cũng đã là một hành động phá chấp.

Musashi cho rằng con người có hai tay thì việc gì phải sử dụng kiếm bằng một tay như từ xưa đến nay. Con người có hai chân nhưng nếu bắt đi bằng một chân thì sau một thời gian hắn cũng quen dần, nhưng thực là uổng phí. Phái song kiếm vẫn còn truyền lại đến ngày nay nhưng cổ lai, người sử dụng thành thục nhất vẫn chỉ có mỗi mình sư tổ Miyamoto Musashi mà thôi. Dường như là nếu có một chân lý đã xuất hiện thì không còn gì vượt qua nó được nữa. Nó là tối thắng.

[color=black]Không chỉ là một kiếm khách vĩ đại, Musashi còn là một họa sư tài ba, một nhà nghệ sĩ, thi sĩ, thư pháp xuất chúng, một nhà chiến thuật và luôn sẵn sàng mở rộng hiểu biết của mình. Musashi viết về nhiều khía cạnh của kiếm đạo mà người mới nhập môn không cảm thấy khó khăn mà kẻ thượng thừa cũng có thể học tập. Nghe nhiều kinh điển ghi chép rằng khi Đức Phật thuyết pháp thì người ngồi xa không thấy nhỏ mà kẻ ngồi gần cũng không thấy lớn. Tùy từng cơ duyên chúng sanh, từ hạng đần độn đến bậc đại trí, Ngài đều có những cách nói Pháp khác nhau để họ theo được. Những gì Musashi viết trong “Gorin no sho” không chỉ đúng trong mặt giao đấu một chọi một hay lãnh vực quân sự mà còn đúng chung cho tất cả những trường hợp nào cần sử dụng đến “chiến thuật”. Giới doanh nhân Nhật đã áp dụng những gì họ đọc được vào công cuộc làm ăn, xem như là một trận đánh với cùng phương thức. Những gì Musashi viết không chỉ đúng cho riêng Nhật Bản thời trung cổ mà còn đúng cho cả nhân loại trong bất cứ thời kỳ nào[color:321e=black:321e]. Những gì đúng thì hiển nhiên đúng.



Ngoài “Gorin no sho”, Musashi còn viết “Dokkoudou” (Độc hành đạo), một quyển sách chịu nhiều ảnh hưởng từ “Chứng đạo ca” của giới Thiền sư. Nội dung “Dokkoudou” nói lên tinh thần tự lực tự cường của chúng sanh trong cõi đời. Không dựa dẫm, tất cả đều phải nỗ lực để tiến lên. “Kính trọng Thần Phật nhưng không dựa vào Thần Phật”. Đức Phật cũng nói rằng, ta chỉ là người chỉ lối, còn đi hay không là tùy mỗi người.



Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
Kim Cang
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 07/03/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeThu Apr 26, 2007 4:08 pm

Diễn đàn khó sử dụng quá. Bôi đen để đọc hết văn bản.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vogvn.org
dongbai
Bạn mới
dongbai


Tổng số bài gửi : 19
Registration date : 20/04/2007

Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitimeMon Jul 16, 2007 10:26 am

hay đấy ,post tiếp đi Kim Cang ..thanks
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007   Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Gorin No Sho ( Book of the Five Rings ) © 2007
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngũ luân thư ( book of five rings)
» Yoshida Brothers - Hishou(2007)
» 16th Toru Giga Prague Kendo Cup 2007 & Kendo Seminar

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP :: Tư Liệu - Material :: Lịch sử và Huyền thoại-
Chuyển đến