HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP

Never Give Up
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
kuroryu
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
kuroryu


Tổng số bài gửi : 267
Age : 37
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 3:11 pm

Shinmen Musashi No Kami Fujiwara No Genshin hay còn gọi là Miyamoto Musashi, sinh ra trong làng Miyamoto thuộc lãnh thổ Mimasaka vào năm 1584. “Musashi” còn là tên của vùng Tây Nam Tokyo và tên “No Kami”, danh hiệu dành cho những quý tộc trong vùng, và “Fujiwara” là tên của một gia đình quý tộc đầu tiên của Nhật Bản cách đó 1000 năm.
- Tổ tiên Musashi là một chi họ của nhà Harima hùng mạnh, đóng đô ổ Kyushuu, quần đảo phía Nam nước Nhật. Ông của Musashi là Hirada Shokan là quản gia của lãnh chứa lâu đài Takeyama. Shinmen Iga No Kami Sudeshige. Hirada Shokan được lãnh chúa coi trọng và gả con gái của mình cho ông.
- Khi Musashi được 7 tuổi, cha ông là Munisai qua đời để lại Musashi vớI mẹ mình là Ben No Suke. Ít lâu sau, mẹ Musashi mất và ông được chú của mình nuôi dưỡng. Ông được chú mình dạy Kendo và tiến bộ rất nhanh và vào năm 13 tuổi, Musashi đã đánh bại được đối thủ đầu tiên trong đời mình. Người đó là Arima Kihei, một kiếm sĩ của phái Shinto Ryu (Một môn phái mà vũ khí chính là kiếm và thương). Musashi đánh ngã đối phương và đập vào đầu người đó khi đối phương cố ngồi dậy. Kihei chết bởi mất máu quá nhiều.
- Trận đấu tiếp theo của Musashi là khi ông 16 tuổi, đó là lúc ông đánh bại Tadashima Akiyama. Lúc đó, Musashi rời nhà để theo “con đường của một chiến binh”, trải qua 6 trận đấu và dần dần Musashi trở nên chín chắn vào độ tuổi 15 của mình. Vào thờI đó, có rất nhiều Ronin (Samurai vô chủ) phiêu du khắp nước Nhật, một vài thì đơn độc như Musashi, khác thì có bạn đồng hành hay một nguồn có sẵn hay ai đó cung cấp, tất cả chỉ có chung mục đích là trở thành kiếm sĩ mạnh nhất.
- Phần lớn cuộc đời của mình, Musashi thường sống kín đáo, khép kín khỏi xã hội, ông chỉ thích thú trong việc nghiên cứu, hoàn thiệncác kỹ năng của mình (The Way of Sword). Bởi thế, ông sống như một người đã chết rồI, lang thang khắp nước Nhật, mặc cho gió đông, cũng không bao giờ chải và sửa lại tóc, không cưới vợ, cũng không nhận học trò. Người ta nói rằng, ông ta không bao giờ tắm, chỉ bởi Musashi không muốn rời xa thanh kiếm của mình hay bị tấn công bất ngờ.
- Trong cuộc chiến của Ieyasu Tokugawa, người kế tục Hideyoshi để thành Shogun của Nhật Bản, diễn ra ở Sekihara. Musashi tham gia vào hàng ngũ của Shikaga chống lại Ieyasu. Musashi sống sót trong trận chiến khốc liệt, trải qua 3 ngày và hơn 70.000 người chết, cả cuộc tàn sát của quân Ieyasu khi chiến thắng.
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/kuroryu
kuroryu
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
kuroryu


Tổng số bài gửi : 267
Age : 37
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 3:12 pm

Musashi đến Thủ đ1ô Kyoto lúc ông 21 tuổi. Ông đến Kyoto để giải quyết mối thù của mình với nhà Yoshioka. Nhà Yoshioka là người bảo vệ của nhà Ashikaga qua nhiều thê hệ. Sau khi bị cấm dạy Kendo bởi Tokugawa, nhà này chuyển sang làm thợ nhuộm và bây giờ vẫn thế. Munisai, cha của Musashi, trước kia đã được mời đến Kyoto bởi Shogun Ashikaga Yoshiaka. Munisai là một kiếm sĩ giỏi và là một chuyên gia về "jitte", một loại dùi cui sắt với đầu có lưỡi móc để bắt kiếm. Sự việc sau đó là việc Munisai đấu với 3 người nhà Yoshioka, ông thắng 2 và có lẽ đó là nguyên nhân khiến Musashi đến Kyoto tìm nhà này.
- Yoshioka Seijiro, người đứng đầu nhà Yoshioka là người đầu tiên đấu với Musashi, trận đấu diễn ra ở một cánh đồng hoang ngoài thủ đô. Seijiro sử dụng kiếm thật và Musashi dùng thanh kiếm gỗ. Musashi đánh ngã Seijiro xuống đất với đòn tấn công dũng mãnh của mình, sau đó đánh ông ta bấ tỉnh. Đoàn tùy tùng đi theo Seijiro đã khiêng chủ của mình về trong một chiếc kiệu có rèm chắn, sau đó vì nhục nhã, Seijiro đã cắt bỏ lọn tóc samurai của mình.
- Musashi tiếp tục ở lại Kyoto và vẫn làm phiền nhà Yoshioka. Người em thứ hai của Seijiro, Denshichiro chấp nhận đấu với Musashi. Trận đấu diễn ra trước sự có mặt của quân đội, Musashi đến trễ so với giờ hẹn, và vài giây sau, Musashi dùng thanh kiếm gỗ của mình làm vỡ sọ của đối thủ, Denshichiro chết ngay sau đó. Nhà Yoshioka tiếp tục thách đấu với Musashi và lần này là người con trai út của Seijiro, Hanshichiro, người được xem là mạnh nhất của họ. Trận đấu được diễn ra ở rặng thông gần bờ ruộng. Lần này Musashi đến sớm hơn giờ hẹn và ngồi chờ đối thủ. Hanshichiro đến, khoác trên người là bộ giáp chiến, theo sau là đoàn tùy tùng được trang bị vũ khí đến tận răng. Musashi núp mình trong bóng tối và sau khi đoàn tuỳ tùng nghĩ rằng Musashi đã sợ hãi và rời Kyoto, Musashi bất ngờ xuất hiện ở giữa đoàn tùy tùng, đánh ngã đối thủ, sau đó, rút hai thanh kiếm của mình ra, chém xuống rồi sau đó đi mất.
- Sau trận đấu, Musashi ngao du khắp Nhật Bản, trở thành một huyền thoạI vào lúc đó. Ông tham gia 60 trận đấu trước khi được 29 tuổi và toàn thắng hết. Trận thắng đầu tiên trong chuỗi trận đó được người ta ghi lại ở Niten Ki (Two Heavens Chronicle)
- Cùng năm diễn ra sự kiện nhà Yoshioka là 1605, Musashi thăm đền Hozoin ở phía Nam thủ đô. Ở đây, ông đấu với Oku Hozoin, đệ tử phái Nichiren của Hoin Inei. Oku Hozoin dùng giáo nhưng không phải là đối thủ của Musashi, người chỉ cầm một thanh kiếm gỗ ngắn, Musashi thắng cả hai lần. Từ đó, Musashi ở lại chùa để luyện kiếm và nói chuyện thiền với các nhà sư. Ngày nay, ở Hozoin vẫn còn các nhà sư luyện thương và nó gần như trở thành truyền thống của chùa.
- Khi Musashi ở lãnh thổ Iga, ông gặp và đấu với Shishido Baikin, chuyên sử dụng liềm xích. Trong trận đấu, khi Baikin quay xích của mình về phía Musashi, ông ném một con dao xuyên qua ngực đối thủ mình rồi sau đó tiến lên kết thúc trận đấu. Đám học trò đứng nhìn liền tấn công Musashi nhưng ông đã nhanh chóng dọa chúng đi.
- Ở Edo, Musashi được một người tên là Muso Gonosuke thách đấu. Musashi mài một miếng gỗ và làm một cái cung, sau đó chấp nhận lời quyết đấu của Gonosuke, ông đứng dậy, cầm cây gậy gỗ để đấu với Gonosuke. Gonosuke tấn công trước nhưng Musashi bước tới và né được, sau đó đập vào đầu đối thủ. Gonosuke qua đời.
- Sau khi qua lãnh thổ Izumo, Musashi ghé thăm Lãnh chúa Matsudaira và xin phép được đấu với người mạnh nhất của họ. Hiện lúc đó có rất nhiều nhà chiến lược và kiếm khách giỏi ở Izumo. Yêu cầu được chấp nhận và người đấu với Musashi sử dụng một cây gậy gỗ, dài có 6 cạnh. Trận đấu diễn ra trong khu vườn gần thư phòng của Lãnh chúa. Musashi dùng 2 thanh kiếm gỗ. Ông ép đối thủ vào gần hành lang của thư phòng, sau đó tấn công vào mặt đối thủ rồi nhân lúc đối thủ bị rối loạn và chùn bước, ông đánh vào cả hai tay của đối thủ mình. Sau đó, Lãnh chúa Matsudaira đã đích thân ra đấu với Musashi, như trận đầu, Musashi dồn đối thủ vào gần thư phòng, đối thủ cố né đòn để thoát ra khỏi vị trí đó, Musashi tấn công thanh kiếm của đối thủ với chiêu “Fire and Stone Cut”, thanh kiếm gãy làm hai và Lãnh chúa chấp nhận thua cuộc. Musashi ở lại đó ít lâu với tư cách là thầy dạy của lãnh chúa.
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/kuroryu
kuroryu
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
kuroryu


Tổng số bài gửi : 267
Age : 37
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 3:13 pm

- Trận đấu nổi tiếng nhất của Musashi diễn ra vào năm Keicho thứ 17, tức là năm 1612 khi ông đến Ogura thuộc lãnh thổ Bunzen. Đối thủ của ông là Sasaki Kojiro, một kiếm sĩ trẻ, người có kỹ thuật tấn công mạnh mẽ là “Tsubame Gaeshi” hay "swallow counter", lấy cảm hứng từ đuôi con nhạ đang bay. Kojiro theo lãnh chúa của vùng này là Hosokawa Tadaoki. Musashi được Tadaoki chấp thuận lời yêu cầu được đấu với Kojiro. Trận đấu được diễn ra vào lúc 8 giờ sáng hôm sau và nơi diễn ra là một hòn đảo cách Ogura vài km. Buổi tối hôm đó, Musashi rời chỗ trọ và đến nhà của Kobayashi Taro Zaemon. Điều đó làm rộ lên tin đồn, Musashi sợ hãi trước sức mạnh của Kojiro và bỏ trốn. Ngày hôm sau, vào lúc 8 giờ, Musashi vẫn chưa dậy cho đến khi người truyền khẩu của trận đấu đến. Ông thức dậy, rửa mặt và uống nước mà họ đưa tới, sau đó đến bãi biển. Khi người đưa mình là Sato đang chèo thuyền đến đảo, Musashi sửa sang lại quần áo mình, dùng dây giấy quấn lại ống áo và lấy mái chèo làm thanh kiếm gỗ. Sau đó, ông ngồi xuống nghỉ một lúc. Chiếc thuyền đến gần bãi đấu, Kojiro và những quan chức của lãnh chúa đang ngồi đó đợi, những người ở đó ngạc nhi6en trước bộ dạng của Musashi lúc đó, mái tóc của ông giờ được túm lại, nhảy từ thuyền xuống, cầm mái chèo gỗ và tiến thẳng về phía Kojiro. Kojiro rút kiếm ra, một thanh kiếm cực tốt được làm bởi Nagamitsu của vùng Bizen, và ném bao kiếm đi. Ngay lúc đó Musashi nói "Ngươi không cần đến nó nữa”, và sau đó chạy tới với mái chèo trên tay mình. Kojiro bị khiêu khích trước hành động đó và chém về phía trước, Musashi chạy lên phía trước lưỡi kiếm và né nó, sau đó chém vào đầu của Kojiro, khi Kojiro khuỵa xuống, kiếm của Kojiro chém đứt miếng vải buộc tóc của Musashi và một phần tay áo của Musashi. Musashi sau đó cuối chào các quan chức rồi sau đó đi về phía thuyền đang đợi. Một vài người nói rằng, sau khi giết Kojiro, Musashi ném chèo đi và lùi lại vài bước, đoạn rút hai thanh kiếm gỗ ra rồi la lên và vung chúng xuống đất.
- Cho đến bây giờ, Musashi vẫn chưa bao giờ dùng kiếm thật để đấu và ông ta bất khả chiến bại. Vào năm 1614 và năm 1615, ông tham gia vào một trận chiến lớn. Ieyasu bao vây thành Osaka, nơi mà nhà Ashikaga đang tập trung để thực hiện kế hoạch nổi dậy của mình. Musashi tham gia lực lượng của Tokugawa vào chiến dịch mùa Đông và mùa Hè, chiến đấu chống lại những người cùng hàng ngũ của mình ở Sekihara.
- Theo như Musashi đã viết lại, ông bắt đầu hiểu được chiến thuật từ lúc ông 50 hay 51 tuổi, vào năm 1634. Ông có một người con nuôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi mà ông gặp ở vùng Dewa, sau khi đã đi qua Ogura vào năm đó. Musashi cũng không bao giờ rời đảo Kyushuu một lần nữa. Vào lúc đó, nhà Hosokawa được giao phó nhiệm vụ tập trung quân đội theo mệnh lệnh của người đứng đầu lâu đài Kumamoto và Lãnh chúa mới của Bunzen. Nhà này chỉ huy lực lượng của Tadazane để chống lại những người Cơ-Đốc giáo trong cuộc khởi nghĩa Shimabara vào năm 1638(Biết thêm, vào box văn hoá, topic “Amakusa và khởi nghĩa Shimabara”, tui có để trong đó ^_^).
- Lúc đó, Musashi được 55 tuổi và là thành viên hội đồng chủ đất ở Shimabara, nơi mà quân Cơ Đốc bị tàn sát. Sau đó, Tokugawa đóng cửa cảng và không cho nước ngoài giao thưong suốt 200 năm.
- Sau 6 năm ở Ogura, Musashi được lãnh chúa lâu đài Kumamoto là Hosokawa Churi mời đến như một vị khách quý. Ở đó, ông tham gia việc dạy học và vẽ tranh. Vào năm 1643, ông sống ẩn dật ở một cái hang tên là “Reigendo”, dành phần đời còn lại để viết cuốn sách “Go Rin No Sho” hay “The Book of Fire Rings”, sau đó đưa cho học trò duy nhất của ông là Teruo Nobuyuki vài tuần sau khi ông qua đời. Ông mất vào ngày 19/5/1645.
- Musashi được người Nhật biết đến với cái tên “Kinsei” hay “Thánh kiếm” Quyển sách Go Rin No Sho chủ yếu đề cập đến Kendo, nó là một cuốn sách đặc biệt vào thời đó, nó bao gồm cả chiến thuật trong chiến tranh và trong các trận quyết đấu đơn lẻ. Theo như lời Musashi nói” Một quyển hướng dẫn cho những ai muốn học về chiến thuật”. nội dung trong sách gần như vượt xa những gì ngườI học có thể hiểu. Càng đọc cuốn sách thì càng có nhiều câu hỏi được đặt ra từ từng trang và từ đó người đọc mớI hiểu được nó. Đó cũng là điều mong muốn cuối cùng của Musashi, chìa khoá thành công mà ông đã sử dụng. Khi ông 28 hay 29 tuổi, ông xây một trường học và đạt được nhiều thành quả.
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/kuroryu
kuroryu
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
kuroryu


Tổng số bài gửi : 267
Age : 37
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 3:14 pm

Musashi viết rằng “Khi bạn đạt tới Đỉnh cao của Chiến thuật (Way of Strategy), lúc đó bạn sẽ hiểu tất cả” và “Bạn sẽ thấy Con đường của tất cả”. Và ông đã làm được, ông đạt được đỉnh cao trong hội họa và thủ công. Musashi cho ra đời kiệt tác của ông, bức tranh vẽ bằng mực, có giá trị rất lớn vào thời đó. Ông còn có tác phầm về những đề tài khác như chim chóc, con diệc, thần Hotei và Shinto, rồng, chim với hoa, chim trên cây đã chết, Daruma (Một vị Đạt Ma – Xem thêm trong mục Game, Topic về Samurai Spirits, có nói vụ này ^_^). Ông cũng xuất sắc trong việc thêu dệt, bằng chứng là tác phẩm “Senki” (Tinh thần chiến đấu). Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ của ông vẽ vị thánh Fudoh Myooh hiện nay đang ở trong tay một cá nhân nào đó, còn bức điêu khắc Kwannon gần như bị thất lạc. Ông cũng điêu khắc trên thép và thành lập trường dạy làm kiếm. Ông cũng làm thơ và sáng tác nhạc nhưng gần như bị thất lạc. Người ta nói rằng ông cũng được Shogun Iemitsu nhờ vẽ bức tranh cảnh mặt trời mọc ở Edo.
- Họa tác của Musashi đôi khi cũng nhấn đến tên của ông “Musashi” hay bút danh của ông là “Niten”. “Niten” nghĩa là “Hai thiên đường”, một phần cũng ám chỉ đến việc ông sử dụng hai thanh kiếm ở hai tay và bao giờ cũng để ở trên đầu. Ở một vài nơi, ông mở trường và lấy tên là “Niten Ryu” và một vài nơi thì đặt tên là “Enmei Ryu”
- Ông viết “Học Con đường của nhiều Nghề nghiệp” (The Ways of all Professions). Và ông cũng đã thực hiện điều đó, ông không chỉ là một kiếm sĩ giỏi mà còn là một nhà sư, chiến lược, hoạ sĩ và thợ thủ công, bao giờ cũng ham muốn học hỏi.
- Musashi viết về nhiều khía cạnh của Kendo để cho những người mới học có thể nắm bắt được bước cơ bản đầu tiên và cũng dành cho những bậc thầy Kendo có thể lên được những cấp cao hơn. Những doanh nhân Nhật cũng sử dụng “Go Rin No Sho” như một quyển hướng dẫn để thực tập kinh doanh, và trong các phi vụ của mình.
End
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/kuroryu
Admin
Quản trị
Admin


Tổng số bài gửi : 491
Age : 39
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 5:56 pm

Cho 1 tràng pháo tay cổ vũ thành viên mới của chúng ta. bốp bốp.....
Về Đầu Trang Go down
http://ngoducminh.co.nr
Kojiro
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSat Mar 03, 2007 6:35 pm

khâm phục and bái phục, các hạ wả là am hiểu:study:
Về Đầu Trang Go down
kuroryu
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
kuroryu


Tổng số bài gửi : 267
Age : 37
Registration date : 03/03/2007

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeSun Mar 04, 2007 9:13 pm

đây là trường phái "Níp pon" chứ ko phải "chung quở" Very Happy .
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/kuroryu
quangthanh178
Bạn mới



Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 28/02/2008

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeThu Feb 28, 2008 1:27 pm

được đọc nhiều chuyện hư cấu về Musashi và Kojiro rồi, có vẻ như mọi người tán đồng quan điểm là Musashi câu giờ làm Kojiro mất bình tĩnh nên mới thắng được.

Đọc qua tiểu sử của Musashi thì mình thấy cũng đúng, ông ta giỏi thật đấy nhưng hành vi không được đàng hoàng, thạm chí còn hơi lưu manh.
Về Đầu Trang Go down
andynguyen611
Bạn mới
andynguyen611


Tổng số bài gửi : 41
Registration date : 30/09/2008

Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitimeThu Oct 09, 2008 12:38 pm

cha ! cai bai` nay` chac tam huyet lam ne` ! vo~ tay nao` !
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ   Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Miyamoto Musashi-ai học kiêm đạo đều biết ngườ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sách mới: Koudan Miyamoto Musashi
» Koudan Miyamoto musashi ( đã có link download)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP :: Tư Liệu - Material :: Lịch sử và Huyền thoại-
Chuyển đến