HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP

Never Give Up
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 The History of Kendo

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
voicon
Bạn mới
voicon


Tổng số bài gửi : 8
Registration date : 20/08/2007

The History of Kendo Empty
Bài gửiTiêu đề: The History of Kendo   The History of Kendo Icon_minitimeMon Aug 20, 2007 10:10 pm

The History of Kendo



The History of Kendo Meiji-jidai

Kenjyutsu
Machidojo in Japan at the beginning of Meiji period

(1870-1900)





The History of Kendo


When looking back into the History of Kendo, there are several fundamental points that cannot be overlooked.

The first point is the advent of the Japanese sword. The Japanese sword that emerged in the middle of the 11th Century (middle of the Heian Era〔794-1185〕 ) had a slightly arched blade with raised ridges (called Shinogi). Its original model was presumably handled by a tribe that specialized in cavalry battles in northern Japan during the 9th century. Since then, this sword was used by the Samurai and production technology advanced rapidly during the period of early Samurai-government reign (end of the Kamakura Era in the 13th Century). In this manner, it is not an exaggeration to say that both its wielding techniques using Shinogi which produced the expression of Shinogi-wo-kezuru, engaging in fierce competition and the Japanese sword were Japanese born products.

After the Onin War occurred in the latter half of the Muromachi Era (1392-1573), Japan experienced anarchy for a hundred years. During this time, many schools of Kenjutsu were established. In 1543, firearms were brought to Tanegashima (Island located off the southern tip of Japan). The Japanese sword was made using the Tatarafuki casting method with high quality iron sand obtained from the riverbed. However, it did not take long before large quantities of firearms were made successfully using this high quality iron sand and the same casting method to produce swords. As a result, the heavy-armored battling style that prevailed up to then changed dramatically to a lighter hand-to-hand battling style. Actual battling experiences resulted in advanced development and specialization of sword-smithing as well as the establishment of more refined sword-handling techniques and skills that have been handed down to the present through the various schools such as the Shinkage-ryu and Itto-ryu.

Japan began to experience a relatively peaceful period from the beginning of the Edo Era (1603-1867). During this time, techniques of the Ken(the Japanese sword) were converted from techniques of killing people to one of developing the person through concepts such as the Katsunin-ken which included not only theories on strong swordsmanship, but also concepts of a disciplinary life-style of the Samurai. These ideas were compiled in books elaborating on the art of warfare in the early Edo Era. Examples of these include: “Heiho Kadensho (The Life-giving Sword)” by Yagyu Munenori; “Fudochi Shinmyoroku (The Unfettered Mind )” by Priest Takuan which was a written interpretation of Yagyu Munenori’s “Ken to Zen (Sword and Zen)” written for Tokugawa Iemitsu, Third Shogunate for the Tokugawa Government; and “Gorin-no-sho (The Book of Five Rings)” by MiyamotoMusashi. Many other books on theories of swordsmanship were published during the middle and latter half of the Edo Era. Many of these writings have become classics and influence many Kendo practitioners today.

What these publications tried to convey to the Samurai was how to live beyond death. These teachings were to be used for everyday life. The Samurai studied these books and teachings daily, lived an austere life, cultivated their minds, and devoted themselves to the refinement of Bujutsu, learned to differentiate between good and evil, and learned that in times of emergency they were ready to sacrifice their lives for their Han (clan) and feudal lord. In present day terms, they worked as bureaucrats and soldiers. The Bushido spirit that evolved during this time, developed during a peaceful 246 years of the Tokugawa period. Even after the collapse of the feudal system, this Bushido spirit lives on in the minds of the Japanese.

On the other hand, as peaceful times continued, while Kenjutsu developed new graceful techniques of the Ken created from actual sword battling skills, NaganumaShirozaemon-Kunisato of the Jiki-shinkage-ryu school developed a new foundation in techniques of the Ken. During the Shotoku Era (1711-1715) Naganuma developed the of Kendo-gu (protective equipment) and established a training method using the Shinai (bamboo-sword). This is the direct origin of present day Kendo discipline. Thereafter, during the Horeki Era (1751-1764), NakanishiChuzo-kotake of Itto-ryu started a new training method using an iron Men (headgear) and Kendo-gu made of bamboo, which became prevalent among many schools in a short period of time. In the Kansei Era (1789-1801), inter-school competition became popular and Samurai traveled beyond their province in search of stronger opponents to improve their skills.

In the latter half of the Edo Era (beginning of the 19th Century), new types of equipment were produced such as the Yotsuwari Shinai (bamboo swords united by tetramerous bamboo). This new Shinai was more elastic and durable than the Fukuro Shinai (literally, bag-covered bamboo sword) which it replaced. Also, a Do (body armor) that was reinforced by leather and coated with lacquer was introduced. During this time, three Dojos that gained great popularity became to be known as the “Three Great Dojos of Edo.” They were: Genbukan led by Chiba Shusaku; Renpeikan led by Saito Yakuro; and Shigakkan led by Momoi Shunzo. Chiba attempted to systematize the Waza (techniques) of bamboo sword training by establishing the “Sixty-eight Techniques of Kenjutsu” which were classified in accordance with striking points. Techniques such as the Oikomi-men and Suriage-men and other techniques that were named by Chiba are still used today.

After the Meiji Restoration in 1868, the Samurai class was dissolved and the wearing of swords was prohibited. As a result, many Samurai lost their jobs and Kenjutsu declined dramatically. Thereafter, the Seinan Conflict which occurred in the 10th Year of the Meiji Era (1877) was an unsuccessful resistance movement of Samurai against the Central Government that seemed to give an indication of Kenjutsu’s recovery mainly among the Tokyo Metropolitan Police. In the 28th Year of the Meiji Era (1829), the Dai-Nippon Butoku-Kai was established as the national organization to promote Bujutsu including Kenjutsu.  At around the same time in 1899, “Bushido” was published in English which was considered a compilation of Samurai’s thoughts and philosophy. It was influential internationally.

In the First Year of Taisho (1912), the Dai-Nippon Teikoku Kendo Kata (later renamed to Nippon Kendo Kata) was established using the word Kendo. The establishment of the Kendo Kata provided for the unification of many schools to enable them to pass on to later generations the techniques and spirit of the Japanese sword, and to remedy improper use of hands which had been caused by bamboo sword training and to correct inaccurate strikes which were not at the right angle to the opponent. It was thought that the Shinai (bamboo sword) was to be treated as an alternative of the Japanese sword. And, in the Eighth Year of Taisho (1919), Nishikubo Hiromichi consolidated the original objectives of Bu (or in other words Samurai) under the names of Budo and Kendo since they conformed to them.

After the Second World War, Kendo was suspended for a while under the Occupation of the Allied Forces. In 1952, however, when the All Japan Kendo Federation was established, Kendo was revived. Kendo presently plays an important role in school education and is also popular among the young and old, men and women alike. Several million Kendo practitioners of all ages enjoy participating in regular sessions of Keiko (Kendo training).
Furthermore, Kendo is gaining interest all around the world, and more and more international practitioners are joining the Kendo world. The International Kendo Federation (FIK) was established in 1970 and the first triennial World Kendo Championships (WKC) was held in the Nippon Budokan in the same year. In July 2003, the 12th WKC was held in Glasgow, Scotland. Kendo practitioners from forty-one different countries and regions participated.
Về Đầu Trang Go down
missu
Bạn mới
missu


Tổng số bài gửi : 61
Localisation : HNKC
Registration date : 16/03/2007

The History of Kendo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The History of Kendo   The History of Kendo Icon_minitimeMon Feb 15, 2010 7:14 pm

Khi nhìn lại lịch sử của Kendo, có nhiều mốc quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

Điểm đầu tiên là sự hình thành của kiếm Nhật. Kiếm Nhật có hình dạng như ngày nay được xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ 11 (Giữa thời kỳ Heian [794-1185], nó có lưỡi sắc bén với sống hơi cong lên (được gọi là Shinogi). Nguyên bản của nó có lẽ được mô phỏng từ vũ khí của những người kỵ binh trong cuộc chiến tranh ở phía bắc Nhật Bản trong suốt thế kỷ thứ 9. Kể từ đó, kiếm Nhật được sử dụng rộng rãi và kỹ thuật rèn kiếm cũng được phát triển một cách nhanh chóng trong suốt giai đoạn đầu của thời đại các Samurai (Cuối thời kỳ Kamakura ở thế kỷ thứ 13).

Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi [1392-1573], nước Nhật đã rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm. Trong suốt giai đoạn này, rất nhiều võ đường dạy Kenjutsu đã được thành lập. Vào năm 1543, súng trường đã được mang vào Tanegashima (một hòn đảo nằm ở phía cực nam của Nhật Bản). Kiếm Nhật lúc đó vẫn được rèn theo phương pháp đúc Tatarafuki với bột sắt chất lượng cao thu được trên những bãi bồi ven sông. Tuy nhiên không lâu sau đó, một số lượng súng lớn cũng được sản xuất ra thành công nhờ sử dụng loại bột sắt này với cùng phương pháp đúc. Với kết quả này, những cuộc chiến với giáp trụ nặng dù chiếm ưu thế trước đó nhưng nay đã nhanh chóng chuyển sang những cuộc đối đầu tay đôi nhẹ hơn. Từ những kinh nghiệm chiến đấu thực tế như vậy đã dẫn đến sự phát triển và chuyên môn hoá cho việc rèn kiếm cũng như những kỹ thuật rèn kiếm bằng tay một cách tinh xảo và những kỹ thuật này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay thông qua các võ đường, các lò khác nhau, chẳng hạn như phái Shikage và phái Itto.

Nhật Bản bước vào giai đoạn tương đối thanh bình bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳ Edo [1603-1867]. Trong suốt giai đoạn này, kiếm thuật đã được chuyển biến từ những kỹ thuật giết người sang việc phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng (đạo), ví dụ như Katsunin-ken không chỉ bao hàm những lý thuyết về những đường kiếm mạnh mẽ mà nó còn bao hàm những tư tưởng về đời sống kỷ luật của các Samurai. Những tư tưởng này đã được biên soạn công phu, tỉ mỉ trong những cuốn sách nói về nghệ thuật chiến đấu ở giai đoạn đầu của thời kỳ Edo. Ví dụ như: cuốn Heiho Kadensho của Yagyu Munenori; cuốn Fudochi Shinmyoroku của Priest Takuan và được giải thích lại rõ ràng trong cuốn sách của Yagyu Munenori là “Ken to Zen” (Kiếm pháp và Phật giáo); hay như cuốn “Gorin-no-sho” của MiyamotoMusashi. Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách khác về những học thuyết kiếm đạo được phổ biến trong suốt giai đoạn giữa và nửa cuối của thời kỳ Edo. Rất nhiều trong số đó đã trở nên kinh điển và có ảnh hưởng lớn đến những người tập Kendo ngày nay

Những cuốn sách này được phổ biến nhằm truyền đạt đến các Samurai sống mà không quan tâm đến cái chết. Các Samurai đã hàng ngày nghiên cứu những cuốn sách và được truyền đạt những tư tưởng này, sống một cuộc sống khổ hạnh, trao dồi tu dưỡng tư tưởng và dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo, học để phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, học để trong trường hợp khẩn cấp sẵn sàng dâng hiến sinh mạng của mình cho gia tộc và chủ nhân của mình. Tinh thần võ sỹ đạo được hình thành trong suốt giai đoạn này và được phát triển trong suốt 246 năm thanh bình của thời kỳ Tokugawa. Thậm chí sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến, tinh thần võ sỹ đạo đó vẫn tồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản.

Khi giai đoạn hoà bình vẫn được tiếp tục, trong khi Kenjutsu phát triển thêm nhiều kỹ thuật đẹp mắt mới được đúc kết từ những kỹ thuật chiến đấu thực tế, Naganuma Shirozaemon-Kunisato của phái Jiki-shinkage đã thành lập và phát triển ra một kỹ thuật đánh kiếm mới. Trong suốt thời kỳ Shotoku [1711-1715] Naganuma đã phát triển ra Kendo-gu (các phương tiện bảo vệ) và sáng lập ra phương pháp huấn luyện sử dụng Shinai (kiếm tre). Đây chính là tiền thân của Kendo ngày nay. Sau đó, trong suốt thời kỳ Horeki [1751-1764], Nakanishi Chuzo-kotake của phái Itto bắt đầu phương pháp huấn luyện sử dụng Men bằng sắt (Men-mũ bảo vệ đầu) và Kendo-gu được làm bằng tre, phương pháp này đã nhanh chóng trở nên thông dụng trong các võ đường chỉ sau một thời gian ngắn. Trong thời kỳ Kansei [1789-1801], các cuộc thi đấu giữa các võ đường đã trở nên phổ biến và các Samurai thường đi ra các vùng bên ngoài để tìm kiếm những đối thủ mạnh hơn nhằm hoàn thiện kỹ năng của mình.

Trong nửa cuối của thời kỳ Edo (bắt đầu từ thế kỷ thứ 19), nhiều loại dụng cụ tập luyện mới đã được sáng tạo ra ví dụ như Yotsuwari Shinai (Kiếm tre được ghép lại từ bốn thanh tre). Cây Shinai mới này có độ co dãn tốt hơn, bền hơn và nó đã được dùng thay thế cho Fukuro Shinai (kiếm tre theo đúng nghĩa đen và có bao kiếm bên ngoài). Đồng thời, Do (Giáp che cơ thể) đã được gia cố thêm bằng da và được quét sơn bên ngoài. Trong thời kỳ này có 3 Dojo (võ đường) lớn được biết đến như là “3 võ đường lớn của thời kỳ Edo - Three Great Dojos of Edo”, đó là Genbukan được dẫn dắt bởi Chiba Shusaku, Renpeikan được dẫn dắt bởi Saito Yakuro và Shigakkan được dẫn dắt bởi Momoi Shunzo. Chiba cố gắng hệ thống hoá các kỹ thuật tập luyện (Waza) của kiếm tre từ 68 kỹ thuật của Kenjutsu, những điểm được cho là nổi bật nhất. Những kỹ thuật này như là Oikomi-men và Suriage-men và rất nhiều các kỹ thuật khác được đặt tên bởi Chiba vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.

Sau cuộc cách mạng Meiji năm 1868, tầng lớp Samurai đã bị xoá bỏ và việc đeo kiếm đã bị cấm. Với kết quả này, rất nhiều các Samurai đã bị không có việc làm và Kenjutsu đã suy tàn một cách nhanh chóng. Sau đó, cuộc xung đột Seinan bắt đầu vào năm thứ 10 của thời kỳ Meiji [1877], đó là sự khàng cự của các Samurai chống lại Chính phủ nhưng đã không thành công, tuy nhiên nó được xem như đã mang lại sự phục hồi của Kenjutsu ngay chính trong lòng lực lượng cảnh sát thủ đô Tokyo. Vào năm thứ 28 của thời kỳ Meiji [1829], tổ chức Dai-Nippon Butoku-Kai được thành lập với tư cách là một tổ chức quốc gia để đẩy mạnh sự phục hồi của Bujutsu trong đó có cả Kenjutsu. Trong khoảng thời gian 1899, Bushido, được coi như là những tài liệu về các suy nghĩ và triết lý của các Samurai, đã được phổ biến và dịch sang tiếng Anh. Nó đã có sức thuyết phục và ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Trong năm đầu tiên của thời kỳ Taisho [1912], tổ chức Dai-Nippon Teikoku Kendo Kata (sau đó được đổi tên thành Nippon Kendo Kata) được thành lập và sử dụng từ Kendo. Sự thành lập của Kendo Kata đã đem lại sự thống nhất rất nhiều võ đường, nhằm mang lại tồn tại và phát triển các kỹ thuật và tinh thần của kiếm đạo Nhật Bản, đồng thời để đưa ra những biện pháp sửa những lỗi sai do sử dụng tập luyện kiếm tre và chuẩn hoá những điểm đánh không đúng. Nó cũng nhấn mạnh rằng kiếm tre được thay thế cho kiếm thật và cũng phải được đối xử như kiếm thật.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Kendo đã bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh. Trong năm 1952, khi Liên đoàn Kendo toàn Nhật Bản (All Japan Kendo Federation) được thành lập, Kendo mới sống lại và tiếp tục phát triển. Kendo ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục ở trường học và rất nhiều người già, trẻ, gái, trai đều yêu thích, có hàng triệu người ở mọi lứa tuổi đang tham gia tập luyện Kendo đều đặn . Ngoài ra, Kendo cũng đang được yêu thích trên toàn thế giới, có ngày càng nhiều người tập Kendo tại các nước. Liên đoàn Kendo Thế giới (The International Kendo Federation – ***) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau
Về Đầu Trang Go down
 
The History of Kendo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» The History of Kendo
» 16th Toru Giga Prague Kendo Cup 2007 & Kendo Seminar
» Học Kendo ở Tân Bình và nhờ thầy dạy Kendo ở trường THPT
» thắc mắc về kendo
» Địa chỉ tập Kendo tại hà nội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP :: Tư Liệu - Material :: Lịch sử và Huyền thoại-
Chuyển đến