HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP

Never Give Up
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Tộc TAKEDA

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
ken
Bạn mới
ken


Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 07/03/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeThu Mar 15, 2007 11:34 pm

hồi xưa , khi forum mới thành lập , chú Trungthiheo(kho) đã lấy nick Takeda Sokaku , có người không hiểu , thắc mắc tại sau chú Trungthiheo(kho) lại đổi quốc tịch...đột ngột như vậy , tại sao ko là Honda hay Suzuki mà là Takeda Sokaku, Takeda Sokaku là ai ?

Tóm tắt như sau ;

1-Người truyền bá Akibudo
Tộc TAKEDA Sokaku-takeda-sensei
Takeda Sokaku (1859 -1943), người đầu tiên của tộc Takeda , đã dạy môn võ Aiki jujitsu (hiệp khí nhu thuật) của tộc mình cho người ngoại tộc và đặt tên môn võ là Aikibudo (hiệp khí võ đạo)

2-Người sáng lập Aikido
Tộc TAKEDA Osensei02
Morihei Ueshiba - người ngoại tộc đầu tiên được học Aikibido và là người được Takeda Sokaku tin tưởng cho phép dạy Aikibudo (trước khi Morihei Ueshiba sáng lập môn Aikido)
Về Đầu Trang Go down
Admin
Quản trị
Admin


Tổng số bài gửi : 491
Age : 39
Registration date : 03/03/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeThu Mar 15, 2007 11:39 pm

Chắc nó bắt chước Takeda shingen chứ ko có ý sâu xa vậy đâu,hehe
Về Đầu Trang Go down
http://ngoducminh.co.nr
ken
Bạn mới
ken


Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 07/03/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeThu Mar 15, 2007 11:51 pm

heeee..chỉ mượn vụ chú trungthiheo(kho) để poat thêm bài thui mừ , thực ra hùi đó nó lấy nick Takeda Sonato , có lẽ là cháu chắt của Takeda Sokaku Suspect , mà Takeda Sokaku là chắt chắt của Takeda Shingen , từ đó ta có nghiệm = nó muốn...của tộc Takeda lừng danh What a Face
Về Đầu Trang Go down
TrứngThịtKho
Người giúp đỡ
Người giúp đỡ
TrứngThịtKho


Tổng số bài gửi : 200
Age : 38
Registration date : 04/03/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeFri Mar 16, 2007 8:09 am

Hix chú Trứng chỉ muốn lấy tên theo bộ phim Takeda Shingen , trong đó cực kỳ hâm mộ Takeda Shingen - The tiger of Kai . Chứ em nào có bít gì Takeda Sokaku , nhưng nếu chú Ken đã nói thế thì chứng tỏ em có duyên với nhà Takeda thật Laughing .

Shocked
Về Đầu Trang Go down
ken
Bạn mới
ken


Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 07/03/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeSun Mar 18, 2007 1:40 am

Takeda Shingen-Con Hổ Xứ Kai(1521-1573)


Tộc TAKEDA Shingen_samurai

Con trưởng của Takeda Nobutora và người thừa kế chính thống của nhà Takeda, Takeda Katsuchiyo (“katsuchiyo” có nghĩa là “vạn thắng”), lại ko được Nobutora ưa thích. Một cuộc hôn nhân năm 13 tuổi của Katsuchiyo với con gái nhà Uesugi(cũ) ko thành, do cô dâu bệnh mất, làm mất đi một sự liên minh chiến lược với nhà Uesugi(cũ)-lúc đó còn làm chủ vùng Kanto.
Mặc dù chàng trai trẻ Takeda Katsuchiyo (lúc này đã lấy tên trưởng thành gọi là Harunobu) đã thể hiện tài năng của mình trong trận thắng trước Hiraga Genshin năm 1536, nhưng Takeda Nobutora vẫn ko thay đổi ác cảm với Harunobu và thậm chí còn có ý định gửi Harunobu đến tỉnh Suruga (thuộc nhà Imagawa-có lẽ để lưu đày) để lập con thứ là Nobushige.
Năm 1541, Harunobu đột nhiên nổi loạn với sự ủng hộ của hầu hết các gia tướng mạnh nhất của nhà Takeda. Nobutora nhanh chóng khuất phục thế lực của con trai mình và bị lưu đày, trớ trêu thay, đến tỉnh Suruga (được Yoshimoto, thủ lĩnh lúc này của nhà Imagawa thu nhận). Còn về phần Nobushige thì ko có sự chống đối gì anh mình và phục vụ đắc lực Harunobu đến khi hi sinh trong trận Kanawakajima thứ 4.
Xứ Kai lại yên bình và Harunobu nhìn lên tỉnh Shinano rộng lớn ở phía Bắc dưới sự thống trị của 4 gia tộc samurai, đứng đầu là Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Nhưng dường như họ cũng biết cảm thấy sự đe doạ của Daimyo mới lên-qua việc Harunobu củng cố các đạo quân trấn thủ phía bắc xứ Kai. Và “liên quân Shinano” tiến đến tỉnh Kai vào tháng 4 năm 1542, bị đánh úp và đại bại tại Sezawa dưới tay Takeda Harunobu. Harunobu cũng ko bỏ qua hiệu quả của chiến thắng Sezawa nên tiến vào Shinano cuối năm đó. Uehara và Kuwahara của nhà Suwa bị hạ nhanh chóng và Suwa Yorishige cùng em trai phải đầu hàng, được dẫn về Kai và buộc phải tự sát (hoặc bị giết) bởi tay Itagaki Nobutaka (mặc dù đã được Harunobu hứa tha mạng). Harunobu lần lượt đánh bại nhà Tozawa (1542) và Takato (1544-45), chiếm được thành Takato, bảo đảm một nửa lãnh thổ Shinano trong tay nhà Takeda. Cũng năm 1544, Takeda Harunobu tiến quân vào tỉnh Suruga dẫn đến hoà ước ‘tay ba” với Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu trước khi kịp giao chiến cùng Hojo Ujiyasu, có lẽ là để rảnh tay chiếm Shinano.
Một điểm khựng trong chuỗi chiến thắng của Takeda Harunobu có lẽ là trận thua Murakami ở thành Ueda (và mất 2 đại tướng là Amari Torayasu và Itagaki Nobutaka) năm 1548 khi lần đầu tiên đối đầu với vũ khí mới lạ: súng hoả mai. Nhưng Harunobu nhanh chóng lấy lại thế chủ động trong trận phản công đánh bại nhà Ogasawara, và thừa thế đuổi nhà Murakami cùng với nhà Ogasawara ra khỏi Shinano năm 1552.
Năm 1551, Takeda Harunobu lấy pháp hiệu Shingen cùng với việc tu hành (tại gia, ko cạo đầu), một điều hơi kỳ dị đối với một Daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku với tài quân sự, chính trị, nhìn nhận thấu đáo cùng với…sự háo sắc (^_^)! Giờ đây, cái Shingen cần có lẽ chỉ là một đối thủ ngang sức cản trở trên con đường thống nhất Nhật Bản (^_^) và điều đó cũng đến ngay với hình thức một Daimyo kiệt xuất: Uesugi Terutora (hay nổi tiếng hơn với cái tên Uesugi Kenshin).
Năm 1552, nhà Ogasawara và Murakami trốn đến Echigo cầu xin viện trợ của Uesugi Terutora, tất nhiên nhận được sự nhiệt tình hơn cả mong đợi (có lẽ là nhiệt tình vì Shinano chứ ko phải vì họ ^_^)! Thế là đầu năm 1554, trận Kanawakajima đầu tiên diễn ra giữa 2 kỳ phùng địch thủ ở bắc Shinano một cách thận trọng hay nhàm chán: sau một chút giao tranh, cả 2 lui binh. Nhưng, một huyền thoại đã bắt đầu. Hai người sẽ gặp nhau 4 lần nữa trên Knawakajima vào các năm 1555, 1557, 1561 và 1564. Các cuộc đụng độ đó thường dẫn đến một trận chiến nhàm chán thường niên bằng cách nhìn nhau rồi lui binh (!?) ngoại trừ trận Kanawakajima 1561, đó là một trong các trận chiến ác liệt và đẫm máu nhất của thời Sengoku (xem tiểu sử Uesugi Kenshin để biết thêm chi tiết) với kết quả là sự tổn thất binh lực của cả 2 bên và chỉ làm lợi cho láng giềng của họ (đặc biệt là Hojo Ujiyasu). Nhưng Takeda Shingen có lẽ cảm thấy tổn thất hơn với sự hi sinh của 2 đại tướng là Takeda Nobushige, em ruột Shingen, và Yamamoto Kansuke trong trận chiến đó.
Ko những vậy, trong vòng 5 năm, Takeda Shingen diễn ra 2 cuộc nội biến với sự nổi loạn của cháu trai năm 1560 (gọi bằng bác) và con trai Yoshinobu năm 1565 (với sự trợ lực của Obu Toramasa, vệ sĩ riêng của Shingen từ nhỏ), tất nhiên dẫn đến cái chết của cả 3 người.
Nhưng thế lực của nhà Takeda vẫn ko hề giảm sút mà còn mạnh mẽ hơn hết sau năm 1564, khi Takeda Shingen thu thập nốt phần còn lại của tỉnh Shinano rộng lớn, và bắt đầu nhìn sang tỉnh Kozuke bằng việc Shingen hạ 2 thành của nhà Uesugi ở đó. Các năm kế tiếp, Shingen dành thời gian thu phục các khu vực nhỏ lân cận và chỉnh đốn việc nội trị, trong đó có thành quả to lớn là công trình đập nước sông Fuji (những năm 1560), có giá trị ảnh hưởng lâu dài mãi đến sau thời Sengoku và được coi là 1 trong các thành quả kinh tế lớn nhất của thế kỷ 16.....

Mở rộng lãnh thổ:
Đến năm 1568, Takeda Shingen lại động binh, lần này là xuống phía nam với ý định chiếm cứ phần đất còn lại của nhà Imagawa, giờ đang trong sự lãnh đạo tồi tệ của Ujizane-con trai của Imagawa Yoshimoto(mất năm 1560 dưới tay Oda Nobunaga). Trước đây, con trai của Shingen là Yoshinobu đã cưới em gái của Ujizane nhưng kể từ khi Yoshinobu mất (do nổi loạn năm 1565) thì quan hệ hai nhà càng ngày càng tệ. Takeda Shingen đã ký kết một hoà ước với Tokugawa Ieyasu (ở Mikawa) chia đôi phần đất còn lại của nhà Imagawa (dù hòa ước này ko tồn tại đủ lâu), và kết cục là tỉnh Totomi rơi vào tay Ieyasu, còn Shingen chiếm được tỉnh Suruga, tiêu diệt thế lực cuối cùng của nhà Imagawa (mặc dù nhà Imagawa vẫn còn tồn tại). Cùng với thành công là kẻ thù, Hojo Ujiyasu hoặc cảm thấy nguy hiểm cho biên giới tỉnh Sagami hoặc cảm thấy tiếc rẻ tỉnh Suruga, tiến binh xâm phạm biên giới nhà Takeda nhiều lần với vài chiến thắng đáng lo ngại. Mối lo ngại đó chọc giận Takeda Shingen và năm 1569, quân Takeda tiến vào Sagami, bao vây thành Odawara dễ dàng. Nhưng Shingen cũng ko làm gì được tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản thời bấy giờ và rút quân chỉ sau 1 tuần bao vây (trên đường về đánh bại một đội quân phục của nhà Hojo Mimasetoge).

Giờ đây, vào năm 1570, Takeda Shingen có một lãnh thổ gồm 3 tỉnh Kai, Suruga và Shinano(mặc dù một phần nhỏ phía bắc nằm trong tay Uesugi Kenshin) cùng với một phần Kozuke, Hida và Totomi. Ở tuổi 49, Shingen trở thành Daimyo mạnh nhất đông Nhật tính từ Mino, cùng với tài quân sự, chính trị kiệt xuất và một đội ngũ tướng lĩnh tài ba (thường gọi là “Shingen Nhị thập tứ tướng”, gồm 24 đại tướng của nhà Takeda), được hỗ trợ bởi các kỵ binh uy mãnh của xứ Kai. Ko chỉ như vậy, cùng lúc đó thì một trong “tam hùng” của Kanto, Hojo Ujiyasu, qua đời. Con trai là Hojo Ujimasa nhanh chóng ký một hoà ước với Shingen, cũng là một bản “báo tử” với Tokugawa Ieyasu, giờ đây đang đối đầu với Shingen qua việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, gần biên giới Suruga năm 1570. Ieyasu dường như còn cố châm thêm dầu vào lửa khi bắt liên lạc và ký hòa ước liên minh tương trợ với Uesugi Kenshin. Shingen đủ lí do coi đây là một hành động khiêu khích và tiến quân vào Totomi, đánh hạ thành Futamata năm 1572 (mặc dù có lẽ là vì Shingen nhận thấy cơ hội tiến vào Kyoto của mình khi shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki gửi thư cầu viện trợ). Mùa đông năm 1572, quân Takeda tiến đến thành Hamamatsu và trận chiến Mikata ga hara diễn ra với thất bại của Tokugawa Ieyasu (và một ít quân Oda). Bất ngờ là Takeda Shingen bỗng rút quân về, ko tiến tiếp nữa. Nguyên nhân của việc đó ko được biết nhưng có khả năng cao là vì Shingen cho rằng có thể tiêu diệt cả Ieyasu và Nobunaga chỉ trong một chiến dịch nữa nên muốn rút về đợi đến sang xuân.

Điều đó ko bao giờ có thể xảy ra được, vì mùa xuân năm 1573 khi đang vây thành Noda ở Mikawa (tỉnh nhà của Tokugawa Ieyasu) thì Takeda Shingen qua đời ở tuổi 51. Nguyên nhân được cho là Shingen trúng đạn rồi trở nặng mà mất hoặc bệnh mất; với nguyên nhân thứ nhất có vẻ hợp lý hơn khi Shingen mới chỉ 51 tuổi, khó mà bị quật ngã bởi một căn bệnh. Takeda Katsuyori lên kế vị, một thảm hoạ cho nhà Takeda vì Katsuyori ko thể sánh kịp người cha tài ba của mình (mặc dù là cũng ko mấy người sánh kịp Shingen ^_^).

Takeda Shingen, con hổ xứ Kai, là một daimyo kiệt xuất của thời Sengoku với những điều tuyệt vời và tệ hại nhất mà một lãnh chúa có thể có. Shingen có một tính cách đáng quý hoặc tệ hại tuỳ lúc. Trước đây, khi hạ nhà Suwa, Shingen đã ra lệnh giết hoặc buộc họ tự sát mặc dù đã ký hòa ước hứa bảo toàn mạng sống cho Suwa Yorishige cùng em trai. Sau đó lại còn cưới cả con gái của Yorishige, bất chấp đó là cháu ruột của mình (thông qua em gái Shingen gả cho nhà Suwa), một đòn chính trị với nhà Suwa (cùng với nhân dân ủng hộ họ) hoặc một biểu hiện tính háo sắc của Shingen!!! Vào năm 1565 thì đày con trai Yoshinobu và vệ sĩ trung thành trước đây, Obu Toramasa, vào chùa rồi lệnh cho họ tự sát (dường như là vậy vì cái chết của họ ko rõ ràng) vì âm mưu phản loạn trước đó. Tài năng trong nội trị của Shingen cũng chẳng kém gì tài quân sự, mặc dù vẫn thể hiện sự bất thường của Shingen: một mặt, Shingen lập ra 2 vạc dầu để luộc sống một số tội phạm (!!) (bị Tokugawa Ieyasu dẹp bỏ sau này khi chiếm Kai), mặt khác, Shingen là daimyo đầu tiên thay thế các cực hình để xử lý những vụ tranh chấp, ẩu đả bằng hệ thống tiền phạt-điều làm cho Shingen được lòng kính ngưỡng của nhân dân- và cũng là một trong số ít các daimyo thu thuế mọi thần dân của mình như nhau (tức là kể cả các gia tộc Samurai lẫn các tổ chức Phật giáo vốn được miễn giảm thuế) bằng vàng hoặc thóc (đi trước các daimyo khác). Hệ thống quản trị của Shingen quá tốt đến nỗi sau này, khi Tokugawa Ieyasu phải thay đổi hệ thống kinh tế, quản trị của mình thì Ieyasu đã lấy gần như toàn bộ hệ thống của Shingen để lại và đó là nền tảng của nền kinh tế chính trị Kandaka mà nhà Mạc (Tokugawa) sử dụng hơn 250 năm!!!
Chuyện kể rằng khi hấp hối trên giường thì Shingen đã cho gọi đại tướng Yamagata Masakage vào và bảo cắm cờ hiệu của mình trên cầu Seta, cổng truyền thống phía đông dẫn đến Kyoto. Takeda Shingen rồi mới nằm xuống giường và qua đời.

(Xu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Kensai
Bạn mới
Kensai


Tổng số bài gửi : 20
Age : 31
Registration date : 24/09/2007

Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitimeSun Sep 30, 2007 2:26 pm

wow. cam on anh ken nhieu lam gio em moi hiu ro ve takeda shingen do.
hoi do choi Shogun, em choi phe Takeda hoai ma van ko hiu ro dc. Laughing
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tộc TAKEDA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tộc TAKEDA   Tộc TAKEDA Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tộc TAKEDA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỒ CHÍ MINH KENDO GROUP :: Tư Liệu - Material :: Lịch sử và Huyền thoại-
Chuyển đến