missu Bạn mới
Tổng số bài gửi : 61 Localisation : HNKC Registration date : 16/03/2007
| Tiêu đề: Kendo du nhập vào HN như thê nào (Sưu tầm) Mon Mar 19, 2007 5:51 pm | |
| Kiếm sĩ thét một tiếng “̉men”̃ rồi chém thẳng một đường kiếm vào giữa đỉnh đầu đối phương. Sau vài phút, hiệp đấu kết thúc, cởi bỏ bộ giáp (Bogu), Võ sư Isao Morikawa, cố vấn kỹ thuật của CLB Kendo Hà Nội giải thích đó là một thế tấn công chính yếu của kiếm đạo Kendo. Chính ông là người đã đưa môn Kiếm đạo Kendo của đất nước Phù Tang vào truyền dạy tại Hà Nội. Nhiều bạn trẻ tìm đến Kendo ban đầu chỉ đơn giản là một môn thể thao mới du nhập, có người tìm đến Kendo do hâm mộ những giai thoại về Samurai nhưng tất cả đều bị Kendo hấp dẫn bởi lịch sử và “vẻ đẹp” của những đường kiếm đến từ xứ sở Hoa Anh Đào. “Vẻ đẹp” của Kendo: Phát triển ở Hà Nội như một môn thể thao mới nhưng lịch sử của Kendo đã kéo dài tới hơn 1.000 năm vào khoảng năm 940 thời Heian của Nhật Bản. Đây chính là thời kỳ kiếm Nhật xuất hiện, phát triển và nó được truyền lại cho đời sau. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, ở Nhật Bản có tới 600 trường phái kiếm thuật ra đời với mục đích đào tạo các Samurai. Sau đó, lý thuyết về kỹ thuật đấu kiếm đã được kết hợp với tư tưởng Khổng Giáo để trở thành Võ sĩ đạo. Kiếm đạo đã trở thành môn bắt buộc đối với các giới chức có quyền cao trong xã hội Nhật Bản. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, mỗi sĩ quan trong quân đội Nhật đều phải có đẳng cấp về kiếm đạo. Theo các chuyên gia Kiếm đạo Nhật Bản, Kendo đã kết hợp cả kỹ thuật đấu kiếm điêu luyện lẫn tư tưởng Đạo Khổng thấm nhuần trong từng đường kiếm. Hai yếu tố cơ bản: Kiếm (Ken) và Đạo (Do) rèn luyện cho con người kỹ thuật đấu kiếm lẫn tư tưởng của đạo Khổng. Dùng Kiếm để học Đạo và tư tưởng của Đạo thể hiện trong đường Kiếm. Luyện tập Kendo là để hoàn thiện con người theo tinh thần cơ bản của kiếm thuật, giúp cho người kiếm sĩ tự tăng cường sức mạnh tinh thần, rèn luyện ý chí, học cách đối nhân xử thế, tôn trọng tính trung thực, thẳng thắn, luôn ý thức tự hoàn thiện bản thân, gắn bó với Tổ quốc, xã hội; mong muốn đóng góp sức lực vì nền hòa bình và sự phồn vinh của nhân loại. Tập Kendo vì thế không chỉ rèn luyện thân thể mà còn rèn luyện tính trung thực, lòng can đảm và khiến cho tinh thần minh mẫn nhờ tư tưởng “Thiền” trong mỗi đường kiếm. Trong mục đích của Kendo, mỗi kiếm sĩ đều phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc vì vậy trước mỗi buổi tập các võ sinh đều phải xếp hàng quỳ lạy Quốc Kỳ của nước mình. Đây cũng chính là một trong những vẻ đẹp của Kendo. Ngay khi giao đấu, các kiếm sĩ khi tấn công vào điểm yếu của đối phương phải báo cho đối phương biết điểm mình tấn công bằng tiếng thét. Đối phương tuy biết trước nhưng đường kiếm vẫn tới đích. Kiếm sư Isao Morikawa cho biết “Kendo chiến đấu phải báo trước cho đối phương biết vì Kendo chiến thắng bằng nhân cách. Không giống như những môn võ khác là dử trên đánh dưới. Nói như thế không có nghĩa là các môn võ khác không có nhân cách. Mà đó là tinh thần mà Kendo hướng tới và cũng chính là vẻ đẹp cuốn hút của Kendo”. Hiện nay, Kendo có tới hơn 10 triệu người tập luyện và đã phát triển ở rất nhiều nước ngoài Nhật Bản như Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Thái LanẶ Phát triển Kendo ở Hà Nội: Võ sư Isao Morikawa đến Hà Nội năm 1999 khi ông làm Tổng Giám đốc một dự án của Nhật Bản tại Việt Nam. Bản thân ông là một Kiếm sư 6 đẳng được truyền thụ trực tiếp theo phương thức một thầy một trò từ Đại võ sư Mutsuno Nakano (1912 - 1990). Được biết, Đại võ sư Mutsuno Nakano đạt tới 9 đẳng Kendo lừng danh Nhật Bản trong thế kỷ 20 và có công rất lớn trong việc thành lập Liên đoàn Kendo Nhật Bản. Khi đến Việt Nam, võ sư Isao Morikawa mang theo một vài thanh kiếm tre (Shinai) và áo giáp (Bogu) để ôn luyện những đường kiếm đã đi vào máu thịt của mình. Sau đó, ông đã truyền dạy Kendo cho con em người Nhật đang sinh sống tại Hà Nội và số ít võ sư người Việt Nam đang hoạt động ở một số môn võ khác như võ cổ truyền, AikidoẶ Từ thời điểm đó, Bộ môn Kendo được Sở Thể dục Thể thao Hà Nội cho phép hoạt động với tư cách của một môn thể thao, nhưng thời gian đầu chỉ tiếp nhận con em những người Nhật Bản đang sinh sống tại Hà Nội. Từ năm 2002 mới chính thức mở rộng tuyển các võ sinh người Việt tại Hà Nội. Người tập Kendo cần phải có một thanh kiếm tre (Shinai) được nhập trực tiếp từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Võ phục của Kendo gồm áo (Kendo-gi) và váy (Hakama). CLB Kendo Hà Nội được phía Liên đoàn Kendo Nhật Bản (JKF) và Thế giới hỗ trợ tới 30 bộ áo giáp gồm đầy đủ giáp (Bogu), Mũ (Men), găng tay (Kote) nên các kiếm sĩ Kendo Hà Nội khá yên tâm về thiết bị tập luyện. Hiện nay, ngoài võ sư Isao Morikawa làm cố vấn kỹ thuật, còn có các võ sư Nhật Bản khác như võ sư Tsuboi (4 đẳng), võ sư Asano (3 đẳng), võ sư Yasu Hiromi (2 đẳng), võ sư Nami (2 đẳng),̣ tham gia huấn luyện cho CLB Kendo Hà Nội. Nhiều học viên sau một thời gian tập Kendo nhận thấy tinh thần của mình minh mẫn hơn hẳn, hiệu quả làm việc thường ngày tăng lên do khả năng tập trung tư tưởng tốt hơn. Hơn nữa, Kiếm đạo lại thích hợp với mọi lứa tuổi, không giống một số môn võ khác sẽ phải hạn chế tập luyện khi tuổi cao. Tinh thần của đạo Khổng khiến cho Kendo trở thành triết học cho mọi lứa tuổi. Nhiều kiếm sĩ Nhật Bản rèn luyện Kendo từ nhỏ đến năm 80 tuổi vẫn nhận ra nhiều điều mà Kendo mang lại. Tập luyện Kendo khiến cho cơ thể có được sự nhanh nhẹn, tư duy minh triết và nhãn quan sắc bén. Võ sư Isao Morikawa cũng cho biết “Kendo đòi hỏi sự chính xác và tốc độ trong từng đường kiếm. Tiếng thét trong mỗi đường kiếm được bật ra từ đan điền. Cơ thể dẻo dai và tinh thần minh mẫn là kết quả của tập Kendo”. | |
|